Giáo dục truyền thông: những dấu hiệu nhận biết bệnh thận mạn tính

I. Vai trò của thận trong cơ thể:

– Giữ cân bằng dịch trong cơ thể, tạo nước tiểu.

– Giữ cân bằng các chất khoáng để duy trì hoạt động của cơ thể, đặc biệt là kali máu

– Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein: ure, creatinin, acid uric,…

– Cân bằng axit – kiềm.

– Điều hòa chuyển hóa canci giúp xương chắc khỏe.

– Tạo ra một số hormon thiết yếu:

+ Renin: điều hòa huyết áp.

+ Erythropoietin: giúp tủy xương tạo hồng cầu.

II. Những người có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính:

1. Đái tháo đường: đây là bệnh nhân có nhiều biến chứng nguy hiểm, số bệnh nhân bị đái tháo đường biến chứng suy thận mạn chiếm khoảng 20 – 40 %.

2. Huyết áp cao: cản trở máu đến các cơ quan, trong đó có thận. Ngoài ra tăng huyết áp còn phá hủy bộ lọc cầu thận gây suy thận mạn tính.

3. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận.

4. Tắc nghẽn đường tiết niệu: sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến,…

5. Do di truyền: thận đa nang, hội chứng Alport,…

6. Lupus ban đỏ hệ thống.

7. Dùng thuốc kháng viêm NSAID kéo dài: meloxicam, ketoprofen, ibuprofen,…

8. Người bệnh càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh suy thận.

D:\BS BICH\Bien-chung-than.jpg D:\BS BICH\nhung-nguyen-nhan-gay-benh-suy-than.jpg

III. Những dấu hiệu mắc bệnh thận mạn tính:

1. Thay đổi đi tiểu: tiểu nhiều vào đêm mặc dù không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng đậm hoặc thay đổi màu, tiểu máu.

2. Phù: do thận không loại bỏ được nước dư thừa trong cơ thể.

3. Triệu chứng thiếu máu: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, giảm trí nhớ.

4. Triệu chứng không thải được các chất độc của cơ thể: ngứa, buồn nôn, nôn, thay đổi hơi thở (thở nông, khó hít sâu), thay đổi vị giác (cảm thấy vị khác lạ, hơi thở có mùi, ăn không ngon).

5. Đau lưng cạnh sườn vùng hố thận.

IV. Suy thận nguy hiểm như thế nào?

– Gây giữ nước, huyết áp cao, xuất hiện dịch trong phổi gây phù phổi, khó thở.

– Sự gia tăng đột ngột kali trong máu, làm ảnh hưởng hoạt động cơ tim, đe dọa tính mạng.

– Gây suy tim và các biến chứng mạch máu.

– Làm xương yếu dần dẫn đến loãng xương, gãy xương.

– Giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.

– Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương: khó tập trung, thay đổi tính tình, co giật

– Khi suy thận giai đoạn cuối, người bệnh cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

V. Lời khuyên của thầy thuốc:

Để phòng bệnh suy thận người bệnh cần

– Uống đủ nước khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa mỡ máu.

– Hạn chế dùng muối (< 2g/ngày), một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.

– Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

– Tập thể dục thể thao mỗi ngày, khoảng 30 phút mỗi ngày

– Dùng thuốc phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

– Bệnh thận mạn tính là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nên người bệnh cần hết sức chú ý, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi điều trị.

Bác sĩ: Trần Ngọc Bích

Khoa Nội Thận – Tiết Niệu

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)