Giảm lượng muối ăn trên dân số toàn thế giới: từ bằng chứng đến thực hiện

Reducing population salt intake worldwide: from evidence to implementation.

Prog Cardiovasc Dis. 2010 Mar-Apr;52(5):363-82.

He FJMacGregor GA. Wolfson Institute of Preventive Medicine, Barts and The London School of Medicine and Dentistry, Queen Mary University of London, London, UK. f.he@qmul.ac.uk

Tăng huyết áp là một nguyên nhân chính của bệnh tim mạch, là nguyên nhân gây ra đột quỵ 62%  và bệnh  mạch vành 49%. Bằng chứng áp đảo cho thấy chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp và huyết áp thấp hơn khi giảm ăn muối, do đó, giảm các bệnh liên quan đến huyết áp.

Có nhiều nguồn bằng chứng bao gồm sinh thái, dân số và nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, cũng như kết cục thử nghiệm, chứng tỏ rằng việc giảm lượng muối ăn có liên quan đến mối nguy cơ thấp hơn của bệnh tim mạch. Sự gia tăng bằng chứng cũng gợi ý rằng ăn lượng muối nhiều có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ, phì đại thất trái và bệnh thận, béo phì thông qua việc tiêu thụ nước giải khát, sỏi thận và loãng xương, mức độ nặng của bệnh suyễn, và có thể là một nguyên nhân chính của ung thư dạ dày.

Trong hầu hết các quốc gia phát triển, việc giảm lượng muối ăn có thể đạt được bởi sự giảm dần và duy trì lượng muối thêm vào trong thực phẩm bởi ngành công nghiệp thực phẩm. Ở những quốc gia khác hầu hết các muối tiêu thụ từ muối thêm vào trong khi nấu ăn hoặc từ nước chấm, một cuộc vận động sức khỏe cộng đồng là cần thiết để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ít muối. Nhiều quốc gia đã giảm lượng muối ăn. Thách thức hiện nay là phổ biến điều này ra cho tất cả các quốc gia khác. Một sự giảm khiêm tốn nhất về tiêu thụ muối trong dân số trên toàn thế giới sẽ là một cải thiện quan trọng cho sức khỏe công đồng.

Người dịch: ĐD Sinh, khoa ICU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)