Phan Thanh Dũng, Trần Quốc Kiệt, Bùi Tòng Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định giá trị chẩn đoán của Carcinoembryonic antigen( CEA) và Cyfra 21.1( Cyfra) trong tràn dịch màng phổi ác tính( TDMPAT). Đối tượng và phương pháp: xác định nồng độ Cyfra , CEA huyết tương 28 bệnh nhân (BN) bị TDMPACT và 100 bị tràn dịch màng phổi lành tính( TDMPLT). Kết quả: Có 28 tràn dịch màng phổi ác tính [ 16 nam( 57%), 12 nữ( 34%); tuổi trung bình: 63± 14], và 100 tràn dịch màng phổi nguyên nhân lành tính [ 80 nam( 80%), 20 nữ( 20%); tuổi trung bình: 56± 16]. Với điểm cắt 8.2ng/ml, CEA có giá trị trong chẩn đoán TDMPAC với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính (PPV) và giá trị tiên đoán âm tính (NPV) lần lượt là 85,0%; 91,0%; 80,0% và 91,2%. %. Với giá trị điểm cắt là 4,5 ng/ml, Cyfra có giá trị trong chẩn đoán TDMPLT với độ nhạy,độ đặc hiệu, PPV và NPV là 75,0%, 91,0%, 52,5% và 92,0%. Kết luận: CEA và Cyfra có giá trị trong chẩn đoán TDMPAT, đặc biệt khi phân tích tế bào học không xác định được tế bào ung thư.
SUMMARY
Objective: To investigate the diagnostic significance of Carcinoembryonic antigen( CEA) and Cyfra 21-1 in malignant pleural effusion. Subjects and methods: Serum levels of CEA and CYFRA 21-1 were measured in 28 patients with malignant pleural effusion , 100 with benign pleural effusion. Results: 28 patients with malignant pleural effusion [ 16 men (57%), 12 women (34%); average age: 63± 14], and 100 patients with benign pleural effusion [ 80 men ( 80%), 20 women (20%); average age: 56± 16] .The CEA assay showed a better diagnosis than that of Cyfra 21-1 in malignant pleural effusion. With cut- off of 8.2ng/ml, CEA had the sensitivity, the specificity, the positive predictive value (PPV) and the negative predictive value (NPV) of 85,0%; 91,0%; 80,0% and 91,2% ,respectively. With cut-off of 4.5 ng/ml,CYFRA 21-1 had the sensitivity, the specificity, the positive predictive value (PPV) and the negative predictive value (NPV) of 75,0%; 91,0%; 52,5% and 92,0%, respectively Conclusion: CEA and Cyfra is very useful in the diagnosis of malignant effusion, particularly when cytological analysis does not identify malignant cells.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi vẫn còn là vấn đề lâm sàng quan trọng. Việc phân tích tế bào phát hiện tế bào khối u trong khoảng 60% của tràn dịch màng phổi đang xảy ra trong tiến trình của bệnh ung thư [6] . Các chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính hiện nay là phân tích tế bào trong dịch màng phổi nếu như không cho phép kết luận thì sinh thiết màng phổi mù hoặc sinh thiết dưới hướng dẫn nội soi lòng ngực có thể được sử dụng [5,6]. Sự xác định dấu ấn ung thư khác nhau có chỉ định trong sàng lọc trong dịch màng phổi ác tính, đặc biệt CEA và Cyfra 21.1, đã được đề nghị như là một thủ thuật xâm lấn ít để cải thiện chẩn đoán vi sinh của tràn dịch màng phối ác tính [4]. Khi mà tế bào trong dịch màng phối không thể nhận biết như bệnh ác tính thì chỉ dựa vào tiêu chuẩn dấu ấn ung thư và thường cho phép để nhận dạng chúng (Daste et al, 1991). Gía trị của Cyfra 21.1và CEA ở các nghiên cứu trước có độ nhạy độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư . [1,4] Một số nghiên cứu cho thấy rằng Cyfra và CEA rất thích hợp đối với sự chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính. [5,6] Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm xác định giá trị chẩn đoán của Cyfra và CEA trong tràn dịch màng phổi ác tính.
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: xác định giá trị chẩn đoán của Carcinoembryonic antigen và Cyfra 21.1 trong tràn dịch màng phổi ác tính.
III.PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu cắt ngang của chúng tôi được chấp thuận của Hội đồng khoa học bệnh viện, chọn 128 bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú từ tháng 8/ 2016 đến tháng 8/ 2017 có 28 bệnh nhân tràn dịch do ung thư và 100 bệnh nhân tràn dịch do nguyên nhân khác. Tất cả đang được điều trị và theo dõi ở khoa lao Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang.
Chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính dựa trên sự kết hợp của tế bào khối u tìm thấy trong mô màng phổi hoặc trong dịch màng phổi và tiền sử lâm sàng bệnh nhân.
Chẩn đoán tràn dịch nguyên nhân lành tính khác dựa lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi hoặc hiệu quả của điều trị đặc hiệu.
Cách tiến hành lấy mẫu máu vào buổi sáng, khi bệnh nhân chưa ăn, khoảng 3ml với chất chống đông, gởi về phòng xét nghiệm Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang. Ly tâm mẫu bệnh phẩm và tiến hành định lượng nồng độ Cyfra, CEA huyết tương theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang trên hệ thống máy miễn dịch tự động ARCHITECT PLUS I-2000 của Abbott Hoa kỳ. Gía trị bình thường của Cyfra, CEA lần lượt là < 2ng/ml và < 4,7ng/ml.
Xử lí số liệu dùng phép kiểm phi tham số Mann-whintey U-test để so sánh CEA, Cyfra giữa 2 nhóm. Dùng đường cong ROC để đánh giá. Dùng chỉ số Youden để tìm điểm cắt có độ nhạy cao nhất. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0.05.
IV.KẾT QUẢ
- Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 128 bệnh nhân được chọn, 28 tràn dịch màng phổi ác tính gồm16 nam ( 57%), 12 nữ (34%); tuổi trung bình: 63± 14, và 100 tràn dịch màng phổi nguyên nhân lành tính gồm 80 nam (80%), 20 nữ (20%); tuổi trung bình: 56± 16.
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của nhóm nghiên cứu.
Đăc điểm | Nhóm ác tính | Nhóm lành tính | |
Tuổi | < 50 | 2(7.1%) | 12(12%) |
50 – 59 | 6(21.4%) | 24(24%) | |
60 – 69 | 6(21.4%) | 34(34%) | |
> 70 | 14(50%) | 30(30%) | |
Trung bình | 63 ± 14 56± 16 | ||
Giới | Nam | 16( 57%) | 80(80%) |
Nữ | 12( 43%) | 20(20%) |
Nhận xét: Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 128 trong đó đa số là bệnh nhân nam giới. Tuổi trung bình nhóm ung thư là 63,4 ± 11 tuổi, hầu hết các bệnh nhân có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 93%, có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm lớn hơn 70 tuổi (50%). Tuổi trung bình nhóm lành tính là 56 ±16 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 60-69 tuổi (34%).
- Kết quả.
- So sánh CEA và Cyfra trong nghiên cứu.
Nhận xét: Biểu đồ cho thấy giá trị chẩn đoán trong tràn dịch màng phổi ác tính của CEA cao hơn Cyfra.
- Diện tích dưới đường cong ROC.
Bảng 1: Diện tích dưới đường cong của CEA và Cyfra
Dấu ấn ung thư |
Điểm cắt (ng/ml) | Diện tích dưới ROC
Và KTC 95% |
Giá trị p |
CEA | 8.2 | 0,88 (0,79 – 0,97) | 0,000 |
CYFRA 21 – 1 | 4.5 | 0,80 (0,69 – 0,90) | 0,000 |
Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC của CEA là 0,88 lớn hơn của CYFRA. Cả hai đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vớ p=0,000.
c) Độ nhạy và độ đặc hiệu
Xác định điểm cắt của CEA và CYFRA bằng chỉ số Youden. Giá trị của điểm cắt CEA là 8,2 ng/ml và của CYFRA21-1 là 4,5ng/ml.
Bảng 2 : Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của CEA, Cyfra trong tràn dịch màng phổi ác tính
Dấu ấn ung thư |
Se (%) | Sp (%) | GTTĐ (+) | GTTĐ (-) |
CEA | 85,0 | 91,0 | 80,0 | 91,2 |
CYFRA 21 – 1 | 75,0 | 81,0 | 52,5 | 92,0 |
Nhận xét: Trong 2 dấu ấn ung thư CEA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Cyfra
V.BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tràn dịch màng phổi do nguyên nhân ác tính hoặc lành tính gặp phần lớn ở nam giới (chiếm hơn 50%), độ tuổi mắc bệnh gặp nhiều nhất lớn hơn 60 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu trước đây cũng có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới trong bệnh tràn dịch màng phổi độ tuổi trung bình khoảng 60[1,5]. Sự hiện diện của tế bào khối u trong dịch màng phổi hoặc mô được xem như loại tràn dịch ác tính. Mặc dù, độ nhạy của tế bào dịch màng phổi là 50%-60% cao hơn sinh thiết màng phổi kín nhưng vẫn không đủ quyết định lâm sàng, và thường sử dụng thêm nhiều kĩ thuật xâm lấn như nội soi lòng ngực hoặc phẫu thuật lòng ngực để thiết lập chẩn đoán.
Ngày nay, có sự hiểu biết tốt đó là phần lớn tràn dịch màng phổi ác tính thì có sự liên quan đến sự xâm lấn bởi tế bào khối u. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tràn dịch thứ phát viêm không đặc hiệu do sự phát triển khối u dưới màng phổi trong nhu mô phổi, sự bít tắc mạnh bạch huyết, hoặc miễn dịch trung gian tế bào có thể giải thích sự thất bại của xét nghiệm tế bào để phục vụ chẩn đoán [4]. Những dấu ấn ung thư là đại phân tử, ở nồng độ cao, thường là có liên quan với sự hiện diện hoặc sự tiến triển của ung thư ác tính[1]. Sự tranh luận chú ý đến hữu ích chung của kĩ thuật vẫn còn hiện nay. [5,6] Sự xác định nồng độ dấu ấn ung thư trong dịch màng phổi có thể được chỉ định trong một số trường hợp nguyên nhân chưa được xác định trong những bệnh nghi ngờ ung thư hoặc khi kết quả tế bào đã không kết luận trong những bệnh nhân tiền căn ung thư.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong biểu đồ 1 cho thấy diện tích dưới đường cong ROC của CEA [ 0,88 (KTC 95%: 0,792 – 0,971)] lớn hơn Cyfra [ 0,800 (KTC 95%: 0,695 – 0,906)]. Trong một số nghiên cứu trước của Lê Ngọc Hùng (2013) [1] diện tích dưới đường cong ROC của CEA là 0,88(0,72-0,92), Nguyễn Hải Anh (2013) [2]là 0,86 và Antonangelo MD et al( 2015) [8] là 0.775. Đối với CYFRA21-1, Lê Ngọc Hùng (2013) [1] diện tích dưới đường cong ROC là 0,81(0,72-0,92), Nguyễn Hải Anh (2013) [1] là 0,79 và Antonangelo MD et al( 2015) [8] là 0.697. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có diện tích dưới đường cong ROC của CEA cao hơn tác giả nghiên cứu trước.
Điểm cắt hay giá trị ngưỡng của nghiên cứu của chúng tôi, CEA là 8.2ng/ml, Cyfra là 4.5ng/ml, cao hơn các nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguyễn Hải Anh (2013) [2] CEA là 5ng/ml, CYFRA là 3,5ng/ml. Okamura K(2005) [7] là 3,5 và 3,2. Molina R(2006)[9] là 5 và 3,3 và tác giả Antonangelo MD et al( 2015) [8] là lớn hơn bằng 5.2 và 5.28 . Độ nhạy và đặc hiệu của CEA trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 85% và 91% cao hơn so với những tác giả khác. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy vì cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ so với các nghiên cứu trên. Trong 2 dấu ấn ung thư này, trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CEA có giá trị chẩn đoán trong tràn dịch màng phổi ác tính cao hơn Cyfra, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kết hợp 2 marker này đồng thời sẽ có giá trị hơn trong chẩn đoán ung thư. [1,2.6]
Kết quả của chúng tôi cho thấy dấu ấn CEA và Cyfra có giá trị trong chẩn đoán TDMPAT với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy vậy, chúng tôi cũng khuyến cáo không nên sử dụng các dấu ấn này làm tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư
VI.KẾT LUẬN
CEA và Cyfra có giá trị trong chẩn đoán và sàng lọc TDMPAT, đặc biệt khi kết quả tế bào không nhận dạng được và khi tình trạng lâm sàng phù hợp với ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hùng. Nghiên cứu giá trị của Cyfra 21.1 trong chẩn đoán và tiên lượng UTPTBN. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2013.
2. Nguyễn Hải Anh. Nghiên cứu giá trị của Cyfra 21-1 và CEA trong chẩn đoán ung thư phế quản nguyên phát. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2003. Tạp chí Nội khoa. 2013, số 7.
3. Chen F., Wang X. Y., Han X. H., Wang H., Qi J. Diagnostic value of Cyfra21-1, SCC and CEA for differentiation of early-stage NSCLC from benign lung disease. International Journal of Clinical and Experimental Medicine. 2015;8:11295–11300. [PMC free article] [PubMed]
4. Hang ZQ, Zheng MF, Huang JH. Detection and diagnostic value of serum carcinoembryonic antigen and cytokeratin 19 fragment in lung cancer patients. Zhonghua Zhong Liu Za Zhi. 2011, 33 (11), pp.847-849.
5. Huang MS, Jong SB, Lin MS et al. Cytokeratin fragment 19 (Cyfra 21-1) as a tumor marker in nonsmall cell lung cancer. Kaohsiung J Med Sci. 1996, 12 (2), pp.62-68.
6. Lai RS, Hsu HK, Lu JY et al. Cyfra 21-1 enzyme-linked immunosorbent assay. Evaluation as a tumor marker in non-small cell lung cancer. Chest. 1996, 109 (4), pp.995-1000.
7. Okamura K, Filella X et al. Pro-gastrin-releasing peptide (ProGRP) in patients with benign and malignant diseases: comparison with CEA, SCC, Cyfra 21-1 and NSE in patients with lung cancer. Anticancer Res. 2005, 25 (3A), pp.1773-1778.
8. , Antonangelo MD, Ramu N et al. Pleural fluid tumour markers in malignant pleural effusion with inconclusive cytologic results.Anticancer Res. 2015, 29 (11), pp.4827-4832.7.
9. .Molina R. Tumor markers in detection of lung cancer. Advances in Clinical Chemistry. 2006;42:1–41. [PubMed]