Gạo trắng, gạo lức và nguy cơ đái tháo đường type 2 ở đàn ông và phụ nữ mỹ

White rice, brown rice, and risk of type 2 diabetes in US men and women.

Sun QSpiegelman Dvan Dam RMHolmes MDMalik VSWillett WCHu FB.

Source: Department of Nutrition, HarvardSchoolof Public Health, 665 Huntington Ave, Boston, MA02115, USA. qisun@hsph.harvard.edu

Đặt vấn đề: Bởi vì sự khác biệt trong chế biến và các chất dinh dưỡng, gạo lức và gạo trắng có thể có nguy cơ khác nhau trên bệnh đái tháo đường type 2 (ĐTĐ 2). Chúng tôi xem xét sự liên quan giữa mức tiêu thụ gạo trắng và gạo lức và nguy cơ bệnh ĐTĐ 2 qua tiền cứu: Nghiên cứu theo dõi sức khỏe nghề nghiêp và 2 nghiên cứu I và II của sức khỏe điều dưỡng. 
Phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tương lai gồm 39.765 nam và 157.463 phụ nữ. Ghi nhận và theo dõi chế độ ăn uống, lối sống và tình trạng bệnh. 

Kết quả: Phân tích đa biến sau khi hiệu chỉnh tuổi, lối sống và các yếu tố nguy cơ về chế độ ăn thì dùng nhiều gạo trắng (>= 5 suất/ tuần so với < 1 suất/ tháng) làm tăng nguy cơ ĐTĐ 2, nguy cơ tương đối gộp (pooled RR) là  1,17 (KTC 95%: 1,02-1,36). Ngược lại, tiêu thụ gạo lức (> = 2 suất ăn/ tuần so với 1 suất/ tháng) làm giảm nguy cơ của ĐTĐ 2 với RR gộp là 0,89 (KTC 95% : 0,81-0,97). Chúng tôi ước tính rằng thay thế 50 g gạo trắng/ngảy (tương đương với 1 /3 suất ăn/ngày và được nấu chín) bằng 1 lượng gạo lức tương đương sẽ giảm được 16% (KTC 95%: 9% đến 21%) nguy cơ ĐTĐ 2. Thay thế lượng gạo lức tương đương với ngũ cốc nguyên hạt thì giảm nguy cơ ĐTĐ 2  đến 36% (KTC 95%: 30% -42%). 

Kết luận: Thay thế gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt, kể cả gạo lức làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường loại type 2. Những dữ liệu này hỗ trợ các khuyến nghị nên dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì gạo trắng trong việc bổ sung carbohydrate, giúp ngăn ngừa bệnh Đái tháo đường type 2.

Người dịch: BS Rạng, BV An Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)