Acute treatment of paediatric migraine: a meta-analysis of efficacy.
J Paediatr Child Health. 2008 Jan;44(1-2):3-9. Epub 2007 Sep 14.
Silver S, Gano D, Gerretsen P.
Michael G. DeGroote School of Medicine, McMaster University, Hamilton, Ontario, Canada.
Mục tiêu: Thực hiện phân tích tổng hợp của tất cả các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng về điều trị nhức nữa đầu cấp tính bằng thuốc ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Phuơng pháp: Tổng cộng 139 tóm tắt của các nghiên cứu lâm sàng chuyên biệt về điều trị đau nửa đầu cấp tính ở trẻ đuợc xem xét đánh giá. Các tiêu chí tuyển chọn đòi hỏi các thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên, mù, các nghiên cứu có đối chứng – giả duợc có các mục tiêu so sánh. Các xuất bản không phải tiếng Anh đuợc loại bỏ. 11 nghiên cứu đáp ứng tiêu chí tuyển chọn trong phân tích tổng hợp cuối cùng. Hai mục tiêu chính đuợc phân tích là : tỷ lệ bệnh nhân (1) giảm đau đầu và (2) hết đau đầu, sau 2 giờ điều trị.
Kết quả: Các duợc phẩm sau đuơc dùng trong phân tích : 1/ Acetaminophen (n = 1), 2/ Ibuprofen (n = 2), 3/ Sumatriptan (n = 5), 4/ Zolmitriptan (n = 1), 5/ Rrizatriptan (n = 2) và 6/ Dihydroergotamine (n = 1). Kết quả được trình bày bằng chỉ số lợi ích tương đối RB (relative benefit) và số bệnh nhân cần điều trị ( NNT) . Chỉ có Ibuprofen và Sumatriptan cho hiệu quả tuơng đối có ý nghĩa thống kê đáng kể so với giả duợc. Hai giờ sau điều trị, ibuprofen có RB là 1,5 ( KTC 95% : 1.15 – 1.95) làm giảm nhức đầu (NNT 2.4) và RB là 1.56 ( KTC 95% : 1.26 – 1.93) trong làm giảm nhức đầu hoàn toàn (NNT 6,9)
Kết luận: Mặc dù có nhiều chọn lựa điều trị bằng thuốc trong điều trị nhức nửa đầu, nhưng còn ít nghiên cứu RCT ở trẻ em. Kết hợp các dữ liệu chỉ ra rằng chỉ có Ibuprofen và Sumatriptan có hiệu quả nhiều hơn đáng kể so với giả duợc làm giảm đau đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Nguời dịch: BS Nam Phương, khoa Nhi