Điều trị kháng tiểu cầu sau cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ nhồi máu ở những bệnh nhân chảy máu não vi thể trong 2 nghiên cứu đoàn hệ lớn và một cập nhật tồng quan hệ thống.

 

Antiplatelet Treatment After Transient Ischemic Attack and Ischemic Stroke in Patients With Cerebral Microbleeds in 2 Large Cohorts and an Updated Systematic Review.

Lau KK1,2Lovelock CE1Li L1Simoni M1Gutnikov S1Küker W1Mak HKF3Rothwell PM4.

2018 May 10. pii: STROKEAHA.117.020104. doi: 10.1161/STROKEAHA.117.020104. [Epub ahead of print]

ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC ĐÍCH

Ở những bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua/đột quỵ thiếu máu não, độ nặng chảy máu vi thể tiên đoán xuất huyết nội sọ (ICH) và đột quỵ thiếu máu, nhưng kết cục điều trị kháng tiểu cầu chưa chắc chắn. Các nghiên cứu đoàn hệ trước đây đã không theo dõi đầy đủ để đánh giá nguy cơ theo thời gian, không phân tầng nguy cơ khi sử dụng thuốc chống huyết khối và không báo cáo chảy máu ngoài sọ hoặc kết cục chức năng của ICH so với đột quỵ thiếu máu.

PHƯƠNG PHÁP

Trong 2 nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu độc lập với cơn thiếu máu não thoáng qua/đột quỵ thiếu máu não (Nghiên cứu mạch máu Oxford/chủ yếu là da trắng; Đại học Hồng Kông/chủ yếu là Trung Quốc), việc điều trị kháng tiểu cầu được bắt đầu thường quy bất kể chảy máu vi thể. Nguy cơ, diễn tiến theo thời gian và kết cục của ICH, chảy máu ngoài sọ và các biến cố thiếu máu tái phát được xác định và phân tầng theo độ nặng chảy máu vi thể (0 so với 1, 2-4 và ≥5), điều chỉnh theo tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ mạch máu.

KẾT QUẢ

Chảy máu vi thể thường gặp hơn trong nghiên cứu đoàn hệ ở Trung Quốc (450 trên 1.003 so với 165 của 1.080; p <0,0001), nhưng các liên quan nguy cơ là tương tự trong suốt thời gian theo dõi 7.433 bệnh nhân-năm. Trong số 1.811 bệnh nhân sử dụng thuốc kháng tiểu cầu, nguy cơ chảy máu ngoài sọ lớn không liên quan đến độ nặng chảy máu vi thể (Ptrend = 0,87), nhưng nguy cơ 5 năm của ICH liên quan chặt chẽ (Ptrend <0,0001), với 11 trong số 15 (73%) ICH trong 140 trên 1.811 (7,7%) bệnh nhân có ≥5 chảy máu vi thể. Tuy nhiên, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cũng tăng lên với gánh nặng chảy máu vi thể (Ptrend = 0,013), do đó, nguy cơ các biến cố đột quỵ do thiếu máu não và các biến cố mạch vành vượt quá ICH và chảy máu ngoài sọ lớn trong năm đầu tiên, ngay cả ở những bệnh nhân bị ≥5 chảy máu vi thể (11,6% so với 3,9% ). Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi theo thời gian, với nguy cơ xuất huyết (11,2%) phù hợp với các biến cố thiếu máu (12,0%) sau 1 năm. Ngoài ra, trong khi mối liên quan giữa độ nặng chảy máu vi thể và nguy cơ đột quỵ thiếu máu chủ yếu là do các biến cố không tàn tật chính (Ptrend = 0,007), sự liên quan với ICH đã được tính đến (Ptrend <0,0001) bởi các biến cố tàn tật/tử vong (≥5 chảy máu vi thể: 82% tàn tật/tử vong ICH tử vong so với 40% tàn tật/ tử vong đột quỵ thiếu máu; p = 0,035).

KẾT LUẬN

Ở những bệnh nhân da trắng và người Trung Quốc với ≥5 chảy máu vi thể, không sử dụng thuốc kháng tiểu cầu trong năm đầu tiên sau cơn thiếu máu não thoáng qua/đột quỵ thiếu máu não có thể không phù hợp. Tuy nhiên, nguy cơ của xuất huyết nội sọ (ICH) có thể lớn hơn bất kỳ lợi ích nào sau đó.

Người dịch: Ths.Bs Mai Nhật Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐKTTAG

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)