Điều trị kháng sinh fluoroquinolones so với nhóm beta-lactam trong viêm xoang cấp nhiễm trùng: phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

Fluoroquinolones compared with beta-lactam antibiotics for the treatment of acute bacterial sinusitis: a meta-analysis of randomized controlled trials.

CMAJ. 2008 Mar 25;178(7):845-54.

Karageorgopoulos DEGiannopoulou KPGrammatikos APDimopoulos G,Falagas ME

Alfa Institute of Biomedical Sciences,Athens,Greece.

Đặt vấn đề: Tính ưu việt khởi đầu cho kháng sinh thế hệ mới hơn của fluoroquinolones cho việc điều trị viêm xoang cấp nhiễm trùng dựa trên các dữ liệu cận lâm sàng nhưng chưa được thiết lập trên nền tảng lâm sàng.

Phương pháp: Chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh hiệu quả và sự an toàn khi sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolones và beta-lactams trong điều trị viêm xoang cấp nhiễm trùng.

Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 8 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng sử dụng nhóm fluoroquinolones thế hệ mới cho “đường hô hấp” như moxifloxacin, levofloxacin và gatifloxacin. Trong phân tích hiệu quả ban đầu có 2133 bệnh nhân tham gia điều trị  với phân tích intention-to-treat, từ 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, mức độ điều trị và sự cải thiện lâm sàng không có khác biệt giữa nhóm fluoroquinolones và beta-lactams trong bảng đánh giá điều trị với thời gian từ 10 – 31 ngày sau khi bắt đầu điều trị (tỉ số chênh OR 1.09, khoảng tin cậy 95% 0.85-1.39).  Nhóm fluoroquinolones có cơ hội thành công trên lâm sàng nhiều đối với các bệnh nhân trong tất cả thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (OR 1.29, khoảng tin cậy 95% 1.03-1.63) và 4 thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng  mù (OR 1.45, khoảng tin cậy 95% 1.05-2.00). Theo thống kê, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm fluoroquinolones và amoxicillin-clavulanate (OR 1.24, khoảng tin cậy 95% 0.93-1.65). Tiêu diệt tác nhân gây bệnh đã được phân lập trước khi điều trị có lẽ nhóm fluoroquinolones tốt hơn so với điều trị bằng beta-lactams (OR 2.11, khoảng tin cậy 95% . Phân tích mức độ an toàn,  những tác dụng phụ không có sự khác biệt giữa 2 nhóm điều trị (OR 1.17, khoảng tin cậy 95% 0.86-1.59). Tuy nhiên, có nhiều tác dụng phụ xảy ra khi điều trị nhóm fluoroquinolones hơn là điều trị với beta-lactams trong 2 thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng  mù. Nói chung sự liên hệ được mô tả ở đây là phù hợp khi chúng tôi phân tích thêm 3 nghiên cứu nữa liên quan đến nhóm fluoroquinolones khác (ciprofloxacin and sparfloxacin).

Kết luận: Nhóm fluoroquinolones thế hệ mới không thuận lợi hơn nhóm beta-lactams trong điều trị viêm xoang cấp nhiễm trùng, Việc sử dụng nhóm fluoroquinolones như là liệu pháp chọn lựa đầu tiên không đươc tán thành.

Người dịch: BS Mỹ Nhân, khoa TMH – BVĐKTTAG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)