Treatment of periodontal disease and the risk of preterm birth.
Michalowicz BS, Hodges JS, DiAngelis AJ, Lupo VR, Novak MJ, Ferguson JE, Buchanan W, Bofill J, Papapanou PN,Mitchell DA, Matseoane S, Tschida PA; OPT Study.
Source: Department of Developmental and Surgical Sciences, Universityof Minnesota, Minneapolis, USA.//au.mc1211.mail.yahoo.com/mc/compose?to=micha002@umn.edu” target=”_blank”>micha002@umn.edu
Đặt vấn đề: Mẹ bị bệnh nha chu làm tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân. Chúng tôi nghiên cứu về ảnh hưởng của của điều trị nha chu không phẫu thuật trên sinh non.
Phương pháp: Chúng tôi phân bổ ngẫu nhiên phụ nữ từ 13 đến 17 tuần tuổi thai được lấy vôi răng và bề mặt gốc răng trước 21 tuần thai ( nhóm can thiệp có 413 bệnh nhân) hoặc sau sinh (nhóm chứng có 410 bệnh nhân). Bệnh nhân trong nhóm can thiệp cũng được đánh bóng răng và được hướng dẫn vệ sinh răng miệng hàng tháng. Tuổi thai sau sinh được xác định là kết cục chính. cân nặng và tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai là kết cục phụ.
Kết quả: Phân tích sau theo dõi cho thấy mẹ bị sinh non ( trước 37 tuần tuổi thai) là 49/ 407 12.0%) trong nhóm can thiệp ( có 44 trẻ sống) và 52/ 405 (12.8%) trong nhóm chứng (có 38 trẻ sống). Mặc dù điều trị nha chu cải thiện các chỉ số viêm nha chu (p<0.001), nhưng không làm thay đổi đáng kể nguy cơ sinh non (p=0.70; tỉ số nguy cơ cho nhóm can thiệp so với nhóm chứng, 0.93; khoảng tin cậy 95%: 0.63 – 1.37). Không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm điều trị và nhóm chứng về cân nặng trẻ (3239 g so với 3258 g, P=0.64) hay tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân so với tuổi thai (12.7% so với 12.3%; tỉ số odd, 1.04; KTC 95%: 0.68 – 1.58). Có 5 trường hợp bị sảy thai tự nhiên hoặc thai chết lưu ở nhóm điều trị, so với 14 ở nhóm đối chứng (p=0.08)
Kết luận: Điều tri viêm nha chu ở phụ nữ mang thai cải thiện bệnh nha chu và an toàn nhưng không làm thay đổi đáng kể tỉ lệ sinh non, tỉ lệ sinh nhẹ cân, hoặc tỉ lệ thai kém phát triển.
Người dịch: BS Hằng, khoa RHM, BV An Giang