Đau vú

ĐAU VÚ

 

1. Đau vú là gì?

Đau vú (mastalgia hay mastodynia) là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ, đa phần là ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự hết; khoảng 15% – 25% các trường hợp là cần điều trị. Đau vú được mô tả trong y văn lần đầu tiên vào năm 1829, 70% phụ nữ dưới 55 tuổi có triệu chứng đau vú trong, 45% số đó là đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, chỉ khoảng 25% là đau từ trung bình đến nặng, và cần điều trị. Triệu chứng đau vú HIẾM KHI là dấu hiệu sớm của ung thư vú.

Đau vú là một triệu chứng thường gặp của tình trạng thay đổi sợi bọc tuyến vú (fibrocystic change). Trước đây, người ta xem thay đổi sợi bọc như một bệnh lý (Bloodgood ‘s disease hay Cooper ‘s disease) nhưng hiện nay quan điểm các tác giả cho rằng đây là một thay đổi sinh lý.

IMG_256

Về bệnh lý, thay đổi sợi bọc vú chia làm 4 loại:

– Loạn sản vú lành tính

– Bệnh xơ nang tuyến vú lan tỏa

– Xơ hóa tuyến vú

– Đau vú

Các yếu tố có liên quan đến tình trạng đau vú bao gồm: tuổi, tình trạng nội tiết, hội chứng trước hành kinh, tình trạng stress, có dùng thuốc lá, cà phê, … Về mối liên quan với ung thư vú thì rất thấp, tỉ lệ từ 0,5% – 3,3%.

  1. Chẩn đoán xác định bằng cách nào?

Bệnh nhân đến khám với lý do thường gặp là đau vú, sờ có khối cục hoặc mảng dày ở vú.

Cận lâm sàng thường qui chẩn đoán bao gồm siêu âm tuyến vú +/- nhũ ảnh +/- FNA/Biopsy (Chọc hút kim nhỏ tổn thương vú). Nhũ ảnh thường chỉ định cho phụ nữ > 40 tuổi.

3. Đánh giá mức độ nguy cơ ác tính

Mức độ nhẹ Mức độ vừa Mức độ nặng
Mức độ đau

(Thang điểm VAS)

Không đau hoặc đau ít Đau vừa Đau nhiều
Đau <5 ngày Đau 5-7 ngày Đau > 7 ngày
Bệnh nhân lo lắng Không Ít Nhiều
Nguy cơ ác tính trên hình ảnh Không phát hiện sang thương vú Sang thương lành tính BIRADS I-II Sang thương CÓ THỂ lành tính BIRADS III
Xứ trí – Không thuốc

-Theo dõi tái khám mỗi 6 tháng

– Thuốc không nội tiết

– Theo dõi mỗi 6 tháng

– Thuốc nội tiết

Bảng 1: Bảng đánh giá mức độ nguy cơ

IMG_256

Hình 1: Thang đánh giá mức độ đau VAS

4. Phân loại đau vú

– Đau vú liên quan chu kì kinh: là nguyên nhân đau vú thật sự của 2/3 phụ nữ có triệu chứng, tình trạng này có liên quan với sự thay đổi nội tiết theo chu kỳ kinh, thường xuất hiện khoảng một tuần trước khi hành kinh; triệu chứng xuất hiện ở hai vú, vị trí đau thường gặp là 1/4 trên ngoài.

20210128_140746_116484_chu-ky-kinh-nguyet.max-1800x1800

– Đau vú không liên quan chu kì kinh: đau vú không liên quan chu kỳ kinh chiếm 1/3 các trường hợp đau vú thật sự, các cơn đau dai dẳng ko theo chu kỳ nhất định, thường xuất hiện 1 bên vú, không có vị trí đau cố định, các nguyên nhân thường gặp như sau:

20210128_140746_116484_chu-ky-kinh-nguyet.max-1800x1800

+ Tuyến vú lớn và xệ: do căng dãn dây chằng Copper, có thể gây đau vú, đau vùng cổ, vai, lưng kèm theo.

+ Lối sống: chế độ ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, dùng nhiều caffeine.

+ Sử dụng liệu pháp hormon thay thế

+ Đa nang tuyến vú

+ Giãn ống tuyến vú

+ Viêm vú

– Đau vú do nguyên nhân ngoài vú: Nguyên nhân có thể do kích thích hoặc tổn thương thần kinh gian sườn 3, 4, 5 ( đau vú và núm vú) hoặc do chấn thương thành ngực hoặc cột sống ngực.

5. Điều trị tại nhà như thế nào?

Tại nhà, bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tâm lý và dinh dưỡng để giảm tình trạng đau vú. Cụ thể dưới đây:

– Mặc áo lót thích hợp để giảm khó chịu tuyến vú

– Giải thích và trấn an bệnh nhân là việc chủ yếu

– Ngưng thuốc lá, giảm stress

– Liệu pháp tâm lý và thư giãn

– Chế độ dinh dưỡng:

+ Thay đổi chế độ ăn: giảm lượng chất béo < 20% khẩu phần hàng ngày

+ Tăng cường chất xơ, rau củ, trái cây

+ Hạn chế cà phê

– Thực phẩm chức năng bổ sung:

+ Vitamin E (α – tocopherol): 400 IU/ ngày

IMG_256

Hình 2: Hình ảnh các thực phẩm chứa Vitamin E

+ Đậu nành: giàu isoflavones, genistein, daidzen

+ Dầu cá: phối hợp EPO làm giảm đau (J Blommers)

+ EPO: tinh dầu hoa anh thảo

6. Cách tự khám vú tại nhà

a. Tư thế: Chuẩn bị một gương vừa đủ lớn để có thể quan sát được vú 2 bên. Chọn một trong các tư thế sau:

Ngồi, hai tay buông dọc thân mình

Ngồi, hai tay giơ lên cao

Ngồi, hai tay chống hông, ngực ưỡn ra

Đứng, hai tay chống vào thành ghế, người chồm ra trước

b. Các bước khám

NHÌN: quan sát sự cân xứng về kích thước vú 2 bên; tìm kiếm những bất thường trên da vú như đỏ, đổi màu, phù nề, viêm, da cam, nhíu da, loét da,…; các bất thường ở núm vú như tụt núm vú, loét núm vú, tiết dịch núm vú và mất cân xứng 2 núm vú.

SỜ:

Thời điểm: sau khi sạch kinh 5-10 ngày

Giới hạn sờ: vú hai bên và rìa vú như khung hình

Hình 3: Giới hạn sờ vú

– Cách sờ: Sờ nắn bằng mặt lòng các ngón tay 2,3,4 và so sánh 2 bên. Day tròn các ngón tay lên tuyến vú, di chuyển sang các vị trí khác của tuyến vú một các có hệ thống để không bỏ sót các tổn thương nếu có. Có thể di chuyển theo chiều kim đồng hồ, zig zag theo chiều ngang, zig zag theo chiều dọc hoặc đường căm xe như hình bên dưới.

Hình 4: Cách đặt tay sờ vú

Hình 5: Các kiểu sờ nắn vú

Tuy nhiên, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, khám và thực hiện các cận lâm sàng cụ thể để có hướng điều trị thích hợp riêng cho từng bệnh nhân.

BS.CKI. Dương Văn Ninh

Khoa Ung Bướu

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)