Đánh răng so với đánh răng cộng làm sạch lưỡi làm giảm chứng hôi miệng và lưỡi dơ: một tổng quan và phân tích tổng hợp.

Nurs Res. 2013 Nov-Dec;62(6):422-9. doi: 10.1097/NNR.0b013e3182a53b3a.

Toothbrushing versus toothbrushing plus tongue cleaning in reducing halitosis and tongue coating: a systematic review and meta-analysis.

Kuo YW1, Yen MFetzer SLee JD.

Đặt vấn đề:

Chứng hôi miệng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong số bệnh nhân nhập viện, chăm sóc răng miệng bao gồm đánh răng và súc miệng. Hầu như việc làm sạch lưỡi (cạo lưỡi) không được đề cập trong các hướng dẫn hay chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng.

Mục tiêu:

Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh hiệu quả của hai loại chăm sóc răng miệng, chỉ đánh răng và đánh răng cộng với  việc làm sạch lưỡi trong chứng hôi miệng và lưỡi dơ.

Phương pháp:

Một hệ thống tổng quan và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên đã được tiến hành để so sánh đánh răng và đánh răng cộng với làm sạch lưỡi trong quá trình chăm sóc răng miệng để giảm chứng hôi miệng và lưỡi dơ. Cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, ProQuest, CINAHL, Cochrane Central Register of Controlled Trials, ý kiến các chuyên gia, và thư mục lưu trữ. Một đánh giá chất lượng của báo cáo nghiên cứu và phương pháp luận được thực hiện bằng cách sử dụng bằng bảng kiểm CONSORT và Jadad Scale. Đánh giá chứng hôi miệng bằng sự đo lường của các hợp chất sulfide dễ bay hơi, trong khi lưỡi dơ được đo bằng chỉ số đánh giá.

Kết quả:

Bảy bộ dữ liệu thực nghiệm thu được từ 5 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Trong đó có các đối tượng trong độ tuổi từ 17-80 tuổi gồm 188 nam và 63 nữ. Tất cả các nhóm được can thiệp (đánh răng+cạo lưỡi) đều giảm hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và chỉ số lưỡi dơ lần lượt là 0,745 và 0,922 so với việc chỉ đánh răng.

Bàn luận:

Lợi ích của việc đánh răng cộng với làm sạch lưỡi và việc chỉ đánh răng thông thường sẽ làm giảm đáng kể các chỉ số của chứng hôi miệng và lưỡi dơ. Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng để hướng dẫn bệnh nhân số lần, thời gian, hoặc phương pháp làm sạch lưỡi. Tiếp tục nghiên cứu là cần thiết để có một hướng dẫn lâm sàng toàn diện. Chăm sóc răng miệng là một sự can thiệp cần thiết trong việc chăm sóc bệnh nhân. Tóm lại, việc làm sạch lưỡi cần được đưa vào quy trình điều dưỡng hiện nay.

Người dịch: BS Tiên, khoa RHM, BV An giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)