Đánh giá nguy cơ và dự báo xuất huyết tái phát trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng

Risk assessment and prediction of rebleeding in bleeding gastroduodenal ulcer. Endoscopy. 2002 Oct;34(10):778-86.
Guglielmi A1, Ruzzenente A, Sandri M, Kind R, Lombardo F, Rodella L, Catalano F, de Manzoni G, Cordiano C.

Đặt vấn đề và mục đích nghiên cứu:

 

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố nguy cơ xuất huyết tái phát trong xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do viêm loét dạ dày tá tràng sau khi cầm máu nội soi, và phát triển một số dự báo đơn giản và có liên quan mà có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ xuất huyết tái phát sớm và nguy cơ tái xuất huyết còn lại.

Bệnh nhân và phương pháp:

Nghiên cứu tiến cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 1998, trong 738 bệnh nhân được nhận vào khoa chúng tôi bị XHTH cấp do loét dạ dày tá tràng đã trải qua nội soi. Loét chảy máu cấp hoặc có dấu hiệu chảy máu gần đây đã được điều trị bằng liệu pháp tiêm epinephrine (1/10.000)  và  polidocanol 1%.

Kết quả:

Phân tích đa biến cho thấy xơ gan, phẫu thuật gần đây, huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg, nôn ra máu, phân loại Forrest, và kích thước và vị trí ổ loét là các biến dự báo quan trọng cho xuất huyết tái phát. Trong đó, phân loại Forrest là quan trọng nhất. Tính chính xác chung của các mô hình dự đoán là 71% (KTC 95% = 63 – 79%). Mô hình này cho thấy độ nhạy tốt hơn 90% cho tái xuất huyết sớm (<48 giờ) so với tái xuất huyết muộn (> hoặc = 48 giờ) mà độ nhạy là 65%. Thang điểm tiên lượng và bệnh nhân được phân thành bốn loại nguy cơ: rất thấp (VL), thấp (L), cao (H), và rất cao (VH). Tỷ lệ tái xuất huyết cho bốn nhóm này là 0%, 7,9%, 31,8% và 67,9%, và tỷ lệ tử vong là 5,9%, 8,6%, 13,9% và 35,7%, tương ứng. Nguy cơ tái xuất huyết còn lại sau 48 giờ là 0%, 3,3%, 10,4%, và 14,3% trong nhóm VL, L, H và VH, tương ứng. Nguy cơ còn lại sau 5 ngày là dưới 4% trong tất cả các nhóm.

Kết luận:

Nghiên cứu này chứng minh rằng các điểm tiên lượng được đề xuất, trong đó có thể dễ dàng có được sau nội soi cấp cứu, rất hữu ích trong thực hành lâm sàng bởi vì nó có thể xác định bệnh nhân có nguy cơ tái xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Nó hữu ích trong việc điều trị và quyết định cho xuất viện.

Người dịch:

BS Phạm Ngọc Trung – Bệnh viện ĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)