Đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bình thường: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp.

Bản gốc

Ann Noninvasive Electrocardiol. 2019 Oct 11:e12710. doi: 10.1111/anec.12710. [Epub ahead of print]

Electrocardiographic characteristics in patients with heart failure and normal ejection fraction: A systematic review and meta-analysis.

Nikolaidou T1Samuel NA2Marincowitz C3Fox DJ1Cleland JGF4,5Clark AL2.

Author information

1.Wythenshawe Hospital, Manchester University NHS Foundation Trust, Manchester, UK.

2.Department of Academic Cardiology, Castle Hill Hospital, University of Hull, Hull, UK.

3.Hull York Medical School, University of Hull, University of York, York, UK.

4.Robertson Institute of Biostatistics and Clinical Trials Unit, University of Glasgow, Glasgow, UK.

5.National Heart & Lung Institute and National Institute of Health Research Cardiovascular Biomedical Research Unit, Imperial College, Royal Brompton & Harefield Hospitals, London, UK.

Abstract

BACKGROUND:

Little is known about ECG abnormalities in patients with heart failure and normal ejection fraction (HeFNEF) and how they relate to different etiologies or outcomes.

METHODS AND RESULTS:

We searched the literature for peer-reviewed studies describing ECG abnormalities in HeFNEF other than heart rhythm alone. Thirty five studies were identified and 32,006 participants. ECG abnormalities reported in patients with HeFNEF include atrial fibrillation (prevalence 12%-46%), long PR interval (11%-20%), left ventricular hypertrophy (LVH, 10%-30%), pathological Q waves (11%-18%), RBBB (6%-16%), LBBB (0%-8%), and long JTc (3%-4%). Atrial fibrillation is more common in patients with HeFNEF compared to those with heart failure and reduced ejection fraction (HeFREF). In contrast, long PR interval, LVH, Q waves, LBBB, and long JTc are more common in patients with HeFREF. A pooled effect estimate analysis showed that QRS duration ≥120 ms, although uncommon (13%-19%), is associated with worse outcomes in patients with HeFNEF.

CONCLUSIONS:

There is high variability in the prevalence of ECG abnormalities in patients with HeFNEF. Atrial fibrillation is more common in patients with HeFNEF compared to those with HeFREF. QRS duration ≥120 ms is associated with worse outcomes in patients with HeFNEF. Further studies are needed to address whether ECG abnormalities correlate with different phenotypes in HeFNEF.

Bản dịch

ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BÌNH THƯỜNG: MỘT TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP.

Nikolaidou T1, Samuel NA2, Marincowitz C3, Fox DJ1, Cleland JGF4,5, Clark AL2.

Tóm tắt

Đặt vấn đề:

Hiện nay, đặc điểm bất thường ECG trên BN suy tim EF bình thường (HFnEF – suy tim phân suất tống máu bình thường) và liệu đặc điểm bất thường ECG đó có liên quan đến nguyên nhân hay kết cục khác trên BN suy tim EF bình thường hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn – với sự hiểu biết về vấn đề này còn nhiều thiếu sót.

Phương pháp và kết quả:

Không chỉ đánh giá về nhịp tim trên ECG, nguồn dữ liệu của chúng tôi còn tìm kiếm từ các nghiên cứu đánh giá ngang hàng mô tả thêm các đặc điểm bất thường ECG khác trên BN suy tim EF bình thường. 35 nghiên cứu được chọn và 32.006 bệnh nhân tham gia.

Dữ liệu về các đặc điểm bất thường ECG được thu thập trên bệnh nhân suy tim EF bình thường như: rung nhĩ (tỷ lệ 12%-46%), khoảng PR dài (11%-20%), phì đại thất trái (LVH, 10% -30%), sóng Q bệnh lý (11% – 18%), Block nhánh phải (6% -16%), Block nhánh trái (0% -8%) và đoạn JT điều chỉnh dài (3% -4%).

Rung nhĩ là phổ biến nhất trên BN suy tim EF bình thường so với suy tim EF giảm (HFrEF). Ngược lại thì các dấu hiệu như “khoảng PR dài”, “sóng phì đại thất trái”, “sóng Q bệnh lý”, “block nhánh trái” và “đoạn JT điều chỉnh dài” thường gặp hơn ở BN suy tim EF giảm.

Một phân tích tổng hợp cho thấy “QRS dãn ≥ 120 ms” có liên quan đến tiên lượng xấu trên BN suy tim EF bình thường (mặc dù không phổ biến, 13%-19%).

Kết luận:

Có sự biến thiên cao ở đặc điểm bất thường ECG trên BN mắc suy tim EF bình thường. Rung nhĩ là phổ biến nhất ở những BN suy tim EF bình thường so với suy tim EF giảm. “QRS dãn ≥120 ms” có liên quan đến tiên lượng xấu hơn ở BN mắc suy tim EF bình thường. Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để hiểu thêm rằng liệu các đặc điểm bất thường của ECG có liên quan đến các kiểu hình khác nhau trong suy tim EF bình thường hay không.

Người dịch: BS Phạm Huỳnh Minh Trí – Khoa Tim mạch BVĐKTT An Giang

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)