Cilostazol* so với aspirin để phòng ngừa thứ phát các biến cố mạch máu sau khi bị đột quỵ có nguồn gốc động mạch

Cilostazol versus aspirin for secondary prevention of vascular events after stroke of arterial origin.

Cochrane Database Syst Rev. 2011 Jan 19;1:CD008076.

Kamal AKNaqvi IHusain MRKhealani BA.

Stroke Service, Section of Neurology, Department of Medicine, Aga Khan University Hospital, Stadium Road, PO Box 3500, Karachi, Pakistan, 74800.

ĐẶT VẤN ĐỀ: Aspirin được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ.Cilostazol tỏ ra hứa hẹn là thuốc thay thế aspirin ở người châu Á bị đột quị 

MỤC TIÊU: Để xác định hiệu quả tương đối và an toàn cilostazol so sánh trực tiếp với aspirin trong phòng ngừa đột quỵ và các biến cố mạch máu nặng khác ở bệnh nhân có nguy cơ cao về bệnh lý mạch máu cho lần đột quỵ tiếp theo,  ở BN đã bị cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) trước đây ho85c đã bị đột quị thiếu máu có nguồn gốc từ động mạch.

PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM: Tìm tất cả các đăng ký thử nghiệm nhóm đột quị trên Cochrane (tìm cho đến tháng 9 năm 2010), Các thử nghiệm đối chứng ở danh bạ trung tâm 
Cochrane (năm 2009, số 4), MEDLINE (1950- 5/2010) và EMBASE (1980-5/ 2010). Tìm thêm trên tạp chí, các tài liệu đã và đang công bố. Tìm các thử nghiệm chưa công bố, các tài liệu hội thảo và đăng ký thử nghiệm đang tiến hành, xem các tài liệu tham khảo ở các nghiên cứu liên quan và liện hệ với các nhà nghiên cứu và công ty Dược phẩm Otsuka. 

TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN: Chúng tôi chọn tất cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCTs) cilostazol so sánh với aspirin cho những người tham gia đã được điều trị ít nhất trên 1 tháng và được theo một cách có hệ thống các biến cố mạch máu xảy ra.

THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: bao gồm: (1) Các kết cục về biến cố mạch máu chung (đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong do bệnh mạch máu) trong thời gian theo dõi (kết cục tiên phát); (2) Các kết cục riêng lẽ  do đột quỵ (thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết, tử vong hoặc không tử vong), nhồi máu cơ tim (tử vong hoặc không tử vong), tử vong liên quan bệnh mạch máu hoặc do mọi nguyên nhân khác, và (3) Các kết cục liên quan tính an toàn của thuốc gồm bất kỳ xuất huyết nào ở trong não, ngoài não hoặc xuất huyết tiêu hóa và các kết cục khác trong quá trình theo dõi điều trị (kết cục thứ phát). Ước tính hiệu quả điều trị và tính không đồng nhất giữa các thử nghiệm. Dùng phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (Intention-to-treat) và đánh giá sự sai lệch cho mọi nghiên cứu đưa vào.

KẾT QUẢ CHÍNH: Chúng tôi có hai RCTs với 3477 người châu Á tham gia. So sánh với aspirin, nguy cơ về các biến cố mạch máu chung ở nhóm dùng cilostazol thấp hơn đáng kể (6,77% so với 9,39%, tỷ lệ rủi ro (RR) là 0,72, KTC 95% : 0,57-0,91), nguy cơ đột quỵ xuất huyết giảm (0,53% so với 2,01%, RR 0,26, KTC 95%: 0,13-0,55). 
Về sự an toàn của thuốc thì cilostazol có tác dụng phụ ít hơn so với aspirin (4,95% so với 8,22 %, RR 1,66, KTC 95%: 1,51-1,83). 

KẾT LUẬN: Cilostazol có hiệu quả hơn aspirin trong phòng ngừa thứ phát các biến cố mạch máu sau khi bị đột quỵ. Cilostazol có ít tác dụng hơn, tuy nhiên có thể gây xuất huyết nhẹ.

*Ghi chú: Cilostazol (biệt dược Pletal)  là chất dẫn xuất từ quinolinone ức chế phosphodiesterase tế bào.

Người dịch: BS Rạng, Bệnh viện An giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)