Cho ăn sớm so với truyền thống sau phẫu thuật đường tiêu hóa: một phân tích gộp

Early versus traditional postoperative feeding in patients undergoing resectional gastrointestinal surgery: a meta-analysis. Osland E, Yunus RM, Khan S, Memon MA JPEN J Parenter Enteral Nutr 2011; 35:473.

Đặt vấn đề:

 

Một phân tích gộp đánh giá kết cục phẫu thuật cung cấp dinh dưỡng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật đường tiêu hóa so với cung cấp dinh dưỡng truyền thống.

Phương pháp:

Cơ sở dữ liệu tìm kiếm để xác định các thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh kết quả của cho ăn sớm và truyền thống sau phẫu thuật. Các thử nghiệm liên quan đến phẫu thuật ở đường tiêu hóa ở bệnh nhân dinh dưỡng qua đường uống hoặc qua ống thông trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật.

Kết quả:

Mười lăm nghiên cứu gồm 1.240 bệnh nhân. Giảm có ý nghĩa thống kê (45%) trong tỷ lệ odds tương đối của tổng số biến chứng sau phẫu thuật ở những bệnh nhân cho ăn sớm sau phẫu thuật ([OR] 0,55; [KTC], 0,35 -0,87, p = 0,01). Không có ảnh hưởng giữa cho ăn sớm với buột chỗ nối (OR 0,75; KTC, 0,39-1,4, p = 0,39), tỷ lệ tử vong (OR 0,71; KTC, 0,32-1,56, p = 0,39), ngày trung tiện (khác biệt trung bình [WMD] -0,42; KTC, -1,12 0,28, p = 0,23), nhu động ruột đầu tiên (WMD -0,28; KTC, -1,20 đến 0,64, p = 0,55), hoặc giảm thời gian nằm viện (WMD -1,28; CI, -2,94 đến 0.38, p = 0,13). Tuy nhiên, các kết quả lâm sàng ủng hộ cho việc ăn sớm.

Kết luận:

Dinh dưỡng sớm sau phẫu thuật giảm đáng kể biến chứng so với nuôi dưỡng truyền thống như kết cục như tử vong, buột chỗ nối, chức năng ruột, thời gian nằm viện.

Người dịch:

BS Phạm Ngọc Trung – Bệnh viện ĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)