J Zed, RB Abu-Laban, M Shuster, RS Green, RS Slavik, and AH Travers. Update on cardiopulmonary resuscitation and emergency cardiovascular care guidelines.Am J Health Syst Pharm, December 15, 2008; 65(24): 2337-46.
Department of Pharmacy, and Pharmacotherapeutic Specialist-Emergency Medicine, Queen Elizabeth II Health Sciences Centre (QEIIHSC), Halifax, NS, Canada. peter.zed@dal.ca
Mục đích: Tổng quan những thay đổi quan trọng trong hướng dẫn hồi sức tim phổi (CPR) và cấp cứu tim (ECC) năm 2005. Các ấn bản kể từ khi công bố các hướng dẫn hiện hành cũng được thảo luận.
Sumary: Hướng dẫn CPR và ECC 2005 bao gồm một số thay đổi quan trọng từ các phiên bản trước đó được công bố vào năm 2000. Các hướng dẫn mới nhấn mạnh trên ép ngực và đề nghị một ép tim: thổi ngạt (bóp bóng) (C: V) tỷ lệ 30:2. Kiến thức hiện nay về khử rung tim đề xuất rằng cần hồi sức hai phút trước khi khử rung tim khi khoảng đáp ứng lớn hơn 4-5 phút. Một thay đổi lớn được khuyến cáo là sốc điện duy nhất để được điều trị ngay lập tức theo sau bởi CPR và không kiểm tra nhịp tim cho đến khi hai phút CPR được thực hiện sau khử rung. Những hướng dẫn năm 2005 đề nghị một máy khử rung tim tự động bên ngoài cần được đặt tại các địa điểm công cộng, nơi có một khả năng tương đối cao có ngừng tim. Ngoài ra, các hướng dẫn mới nhất đánh dấu sự chuyển đổi từ phương pháp điều trị nhịp cơ bản và hồi sức để tập trung vào kết cục thần kinh học.
Kết luận: Trong năm 2005, một số thay đổi dựa trên bằng chứng bao gồm trong hướng dẫn CPR và ECC, bao gồm một C: V tỷ lệ 30:2 và giảm thời gian ngưng ép tim, khử rung tim sớm, thực hiện một cú sốc duy nhất so với một chuỗi ba-sốc, sử dụng máy khử rung tim tiếp cận cộng đồng và thay đổi phương pháp điều trị dựa vào nhịp cơ bản để lưu đến kết cục thần kinh.
Người dịch: BS Trung, khoa ICU