Interventions to improve antibiotic prescribing practices for hospital inpatients.
Davey P1, Brown E, Fenelon L, Finch R, Gould I, Hartman G, Holmes A, Ramsay C, Taylor E.
Cochrane Database Syst Rev. 2005 Oct 19;(4):CD003543
Đặt vấn đề
Lên đến 50% sử dụng kháng sinh trong bệnh viện là không phù hợp. Trong nhiễm trùng bệnh viện gây ra bởi vi khuẩn kháng kháng sinh có liên quan đến tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và thời gian nằm viện kéo dài so với nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh. Tiêu chảy do Clostridium difficile (CDAD) là một nhiễm trùng bệnh viện gây ra do sử dụng kháng sinh.
Mục tiêu
Để ước tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp đơn thuần, hoặc kết hợp, hiệu quả trong việc thúc đẩy cẩn trọng trong sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân nội trú, để đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp vào việc giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn hoặc CDAD và tác động của kết cục lâm sàng.
Chiến lược tìm kiếm
Chúng tôi tìm the Cochrane Effective Practice and Organisation of Care (EPOC) specialized register, Cochrane Central Register of Controlled Trials, MEDLINE, EMBASE từ 1980 đến tháng 11 năm 2003.
Tiêu chí lựa chọn
Chúng tôi nhận tất cả các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và kiểm soát (RCT / CCT), (CBA) và (ITS) nghiên cứu về sử dụng kháng sinh điều trị nội trú tại bệnh viện. Can thiệp bao gồm bất kỳ sự can thiệp chuyên nghiệp hoặc kết cấu theo định nghĩa của EPOC.
Thu thập và phân tích dữ liệu
Hai người nhận xét trích xuất dữ liệu và đánh giá chất lượng.
Kết quả chính
Có 66 nghiên cứu được phân tích và 51 (77%) cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong ít nhất một kết cục. Sáu can thiệp nhằm tăng cường điều trị, 57 can thiệp nhằm giảm điều trị và ba can thiệp nhằm để cả tăng và giảm điều trị. Các mục tiêu can thiệp là quyết định kê toa kháng sinh (một nghiên cứu), thời gian của liều đầu tiên (6 nghiên cứu), phác đồ (thuốc, liều lượng vv, 61 nghiên cứu) hoặc thời gian điều trị (10 nghiên cứu); 12 nghiên cứu có nhiều hơn một mục tiêu. Trong số sáu biện pháp can thiệp nhằm tăng điều trị, 5 báo cáo một sự cải thiện đáng kể trong kết quả thuốc và một cải thiện đáng kể trong kết quả lâm sàng. Trong số 60 can thiệp nhằm giảm điều trị 47 báo cáo kết quả thuốc trong đó 38 (81%) được cải thiện đáng kể, 16 báo cáo kết quả vi sinh trong đó có 12 (75%) được cải thiện đáng kể và chín báo cáo kết quả lâm sàng trong đó hai (22%) xấu đi đáng kể và 3 (33%) cải thiện đáng kể. Năm nghiên cứu nhằm giảm CDAD. Ba đã cho thấy một sự giảm đáng kể trong CDAD. Do sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu và thời gian theo dõi nó chỉ có thể thực hiện hồi quy gộp trên một vài nghiên cứu.
Kết luận của các tác giả
Kết quả cho thấy các can thiệp nhằm cải thiện việc kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nội trú trong bệnh viện là thành công, và có thể làm giảm sự đề kháng kháng sinh hoặc nhiễm trùng bệnh viện.
Người dịch: BS Phạm Ngọc Trung – Bệnh viện ĐKTT An Giang