Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thời gian điều trị nội trú ở những bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu

O’Brien KJ1Snapp KR1Dugan AJ2Westgate PM2Gupta N1.

Thông tin về tác giả

1. Department of Otolaryngology-Head and Neck Surgery, University of Kentucky, Lexington, Kentucky, U.S.A.

2. Department of Biostatistics, College of Public Health, University of Kentucky, Lexington, Kentucky, U.S.A.

MỤC TIÊU:

Phân tích yếu tố nguy cơ (YTNC) ảnh hưởng đến thời gian điều trị trên bệnh nhân nhiễm trùng khoang cổ sâu giữa 2 nhóm điều trị nội khoa và phẫu thuật.

PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu hồi cứu từ 1/2005- 5/2018 ở đại học Kentucky phân tích các YTNC liên quan đến nhiễm trùng khoang cổ sâu bệnh nhân > 18 tuổi đã can thiệp phẫu thuật. Nghiên cứu này so sánh hiệu quả giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa đến thời gian nằm viện. Biến phụ thuộc bao gồm: tuổi, giới tính, thuốc lá, bệnh kèm theo, chỉ số Charlson, phân loại ASA, hiện diện ống dẫn lưu, tái phát, phẫu thuật lại. Sử dụng đơn biến và đa biến.

KẾT QUẢ

Cỡ mẫu 163. Thời gian nằm viện kéo đài rõ ở bệnh nhân điều trị nội khoa (P<0.001). Bệnh nhân điều trị nội khoa có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn (P=0.011), chỉ số Charlson cao hơn (P= 0.001) và tỷ lệ tái phát cao hơn (P=0.005). Điều trị ở bệnh nhân phẫu thuật duy trì ở mức thấp hơn(P = 0.009) và điều chỉnh chỉ số Charlson (P = 0.001). Hiện diện ống dẫn lưu và hút thuốc lá không khác biệt có ý nghĩa. (P = 0.89; P = 0.63) hoặc thời gian điều trị (P = 0.366; P = 0.225).

KẾT LUẬN

Tăng thời gian nằm viện hậu phẫu liên quan đến tuổi, ĐTĐ, phân loại ASA , chỉ số Charlson và phẫu thuật lặp lại. Bệnh nhân điều trị nội khoa có thời gian nằm viện dài hơn và khả năng mắc bệnh kèm theo cao hơn. Bệnh nhân điều trị phẫu thuật có thời gian nằm viện ngắn hơn sau khi điều chỉnh các chỉ số mắc bệnh kèm theo. Sử dụng ống dẫn lưu và thuốc lá không ảnh hưởng đến thời gian nằm viện.

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ: 3 Laryngoscope, 2009

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)