Các thuốc chống tiêu sợi huyết trong tổn thương do chấn thương cấp

Cochrane Database Syst Rev. 2012;12:CD004896.

Antifibrinolytic drugs for acute traumatic injury.

Roberts IShakur HKer KCoats TCRASH-2 Trial collaborators.

Source: Cochrane Injuries Group, London School of Hygiene & Tropical Medicine, London, WC1E 7HT, UK. Ian.Roberts@Lshtm.ac.uk

TỔNG QUAN

Chảy máu không kiểm soát là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho các bệnh nhân bị chấn thương. Việc điều trị  chống tiêu sợi huyết cho thấy giảm mất máu sau phẫu thuật, cũng như có hiệu quả làm giảm mất máu sau chấn thương.

MỤC TIÊU

Để đánh giá hiệu quả của các thuốc chống tiêu sợi huyết đối với tỷ lệ tử vong, tình trạng nghẽn mạch máu, sự can thiệp phẫu thuật và truyền máu sau tổn thương do chấn thương cấp.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM

Chúng tôi tìm kiếm dữ liệu trên  the PubMed, Science Citation Index, National Research Register, Zetoc, SIGLE, Global Health, LILACS, and Current Controlled Trials tử tháng 3/ 2004 và Cochrane Injuries Group Specialised Register, CENTRAL, MEDLINE and EMBASE, cho đến tháng 7 năm 2010.

TIÊU CHUẨN CHỌN LỰA

Chúng tôi thu nhận tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về các thuốc chống tiêu sợi huyết (aprotinnin, tranexamic acid [ATX] và epsilon-aminocaproic acid) điều trị tổn thương cấp do chấn thương.

THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

Tựa và tóm tắt các bài báo được ghi nhận và chọn lọc bởi hai tác giả độc lập để xác nhận các nghiên cứu có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã chọn, sau đó lấy các bài báo được chọn với dưới dạng báo cáo đầy đủ (full text). Ngoài những kết quả tìm kiếm điện tử, tìm các bài báo qua tài liệu tham khảo và tiếp xúc với các nhà chuyên môn, hai tác giả chọn lọc một cách độc lập các thử nghiệm đủ tiêu chí đã định.

KẾT QUẢ

Bốn thử nghiệm đạt tiêu chuẩn đã định, bao gồm 20.548 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên. Hai thử nghiệm có tổng cộng 20.451 bệnh nhân được khảo sát hiệu quả của TXA lên tỷ lệ tử vong; TXA làm giảm nguy cơ tử vong  được 10% (RR=0.90, KTC 95%: 0.85 to 0.97; P=0.0035). Dữ liệu có liên quan đến 20.211 bệnh nhân cho thấy được rằng TXA đã làm giảm nguy cơ tử vong do chảy máu đến 15% (RR=0.85, KTC 95%: 0.76 – 0.96; P=0.0077). Đã có bằng chứng cho thấy rằng việc điều trị sớm ( ≤ 3 giờ) có hiệu quả hơn là điều trị trể (≥ 3 giờ). Không có bằng chứng cho thấy TXA có nguy cơ gây tình trạng nghẽn mạch máu hay việc cần thiết can thiệp phẫu thuật sớm. Không có sự khác biệt đáng kể về truyền máu giữa nhóm sử dụng ATX và nhóm placebo. Hai thứ nghiệm về aprotinin không cung cấp được dữ liệu đáng tin cậy.

KẾT LUẬN

Axit tranexamic làm giảm một cách an toàn tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị chảy máu do chấn thương và không làm gia tăng nguy cơ về các tác dụng phụ. TXA nên được sử dụng càng sớm khi có thể được và trong vòng 3 giờ sau chấn thương bởi vì khi sử dụng trể hơn thì không chắc có hiệu quả. Các thử nghiệm trong tương lai cần xác định hiệu quả của TXA ở những bệnh nhân chỉ bị tổn thương não do chấn thương.

Người dịch: BS Nẫm, khoa CTCH, BV An giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)