Interventions for tubal ectopic pregnancy
Petra J Hajenius1, Femke Mol2, Ben Willem J Mol3, Patrick MM Bossuyt4, Willem M Ankum5, Fulco Van der Veen6
Editorial group: Cochrane Menstrual Disorders and Subfertility Group.
Publication status and date: Edited (no change to conclusions), published in Issue 1, 2009.
Tổng quan: Các phương pháp can thiệp thai ngoài tử cung ở tai vòi gồm:(1) phẫu thuật: Cắt tai vòi hoặc mở tai vòi lấy khối thai bằng mổ nội soi hoặc mổ hở, (2) điều trị nội khoa với nhiều loại thuốc khác nhau, dùng đường toàn thân và hoặc tại chổ, (3) Điều trị theo dõi.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật, điều trị nội khoa và điều trị theo dõi thai ngoài tử cung ở tai vòi thể hiện qua điều trị thành công, duy trì chức năng tai vòi và khả năng sinh sản.
Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm trên danh bạ chuyên về hiếm muộn và rối loạn kinh nguyệt của Cochrane, danh bạ các nghiên cứu có nhóm chứng trên Cochrane (đến tháng 01/2006), danh bạ các nghiên cứu có nhóm chứng hiện hành (đến tháng 10/2006) và Medline (đến tháng 10/2006).
Tiêu chuẩn chọn: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng so sánh các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung ở tai vòi.
Thu thập và phân tích dữ liệu: Hai tác giả trích dữ liệu và đánh giá chất lượng một cách độc lập. Các bất đồng sẽ được giải quyết bằng tranh luận của hai tác giả.
Kết quả: 55 nghiên cứu điều trị thai ngoài tử cung ở tai vòi được phân tích, mô tả 25 so sánh khác nhau.
+ Phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi có tỷ lệ thành công thấp hơn có ý nghĩa so với phẫu thuật hở trong việc mở tai vòi loại bỏ khối thai (2 RCT, n = 165, OR 0.28, KTC95% 0.09 – 0.86) do tỷ lệ nguyên bào nuôi tồn tại cao có ý nghĩa khi phẫu thuật nội soi (OR 3.5, KTC95% 1.1 – 11). Tuy nhiên phẫu thuật nội soi thì ít tốn kém hơn phẫu thuật hở (P = 0.03). Theo dõi trong thời gian dài (n=127) không có sự khác biệt về tỷ lệ thai trong tử cung (OR 1.2, KTC95% 0.59 – 2.5), có khuynh hướng thai ngoài tử cung tái phát thấp hơn nhưng không có ý nghĩa (OR 0.47, KTC95% 0.15 – 1.5).
+ Điều trị nội khoa
Methotrexate toàn thân với phác đồ đa liều có khuynh hướng thành công cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với mở tai vòi lấy khối thai (1 RCT, n = 100, OR 1.8, KTC95% 0.73 – 4.6). Không có sự khác biệt khi theo dõi trong thời gian dài (n=74) về: thai trong tử cung (OR 0.82, KTC95% 0.32 – 2.1) và thai ngoài tử cung tái phát (OR 0.87, KTC95% 0.19 – 4.1).
+ Điều trị theo dõi
Điều trị theo dõi có tỷ lệ thành công thấp hơn có ý nghĩa so với phương pháp prostaglandin (1 RCT, n= 23, KTC95% 0.02 – 0.39).
Kết luận: Trong điều trị phẫu thuật thai ngoài tử cung ở tai vòi, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả. Một phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật ở những bệnh nhân được chọn lọc là methotrexate toàn thân. Điều trị theo dõi đến thời điểm này chưa thể đánh giá đầy đủ.
Người dịch: Bs Phong – khoa Sản – BVĐKTTAG