BMC Urol. 2010 Feb 16;10:2.
Complications of circumcision in male neonates, infants and children: a systematic review.
Weiss HA, Larke N, Halperin D, Schenker I.
MRC Tropical Epidemiology Group, Department of Epidemiology and Population Health, London School of Hygiene & Tropical Medicine, Keppel Street, London WC1E 7HT, UK. helen.weiss@lshtm.ac.uk
Vấn đề: Khoảng 1/3 nam giới đuợc cắt bao qui đầu trên thế giới, nhưng có ít tài liệu liên quan đến độ an toàn của thủ thuật này. Mục tiêu của báo cáo này nhằm tóm tắt y văn về tần số của tác dụng phụ sau cắt bao qui đầu ở trẻ, chủ yếu tập trung ở các nuớc phát triển.
Phuơng pháp: Pubmed và các tài liệu khác đuợc tra bằng từ khoá và thuật ngữ MeSH gồm sơ sinh/trẻ em, cắt bao qui đầu, biến chứng và tác dụng phụ. Sự tra cứu gồm tất cả các năm sẵn có và đuợc tiến hành vào ngày 6 tháng 11/2007 và cập nhật đến 14/ 2 /2009. Tìm kiếm thêm các y văn tiếng Ả Rập có các tài liệu liên quan và tra cứu các nghiên cứu về cắt bao qui đầu ở trẻ trai từ thư viện các truờng đại học. Những nghiên cứu đuợc tuyển chọn chứa các tài liệu để đánh giá về tần suất các tác dụng phụ xảy ra sau cắt bao qui đầu ở trẻ sơ sinh, và nhũ nhi. Không có sự giới hạn về ngôn ngữ. Tổng cộng có 1349 báo cáo xuất bản đuợc xác nhận, trong số đó 52 nghiên cứu từ 21 quôc gia đáp ứng các tiêu chí tuyền chọn. Tra cứu y văn Ả Rập cho thấy 46 báo cáo có liên quan, trong đó có 6 nghiên cứu đuợc đưa vào.
Kết quả: 16 nghiên cứu tiền cứu đánh giá biến chứng sau cắt bao qui đầu ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Hầu hết các nghiên cứu báo cáo không có tác dụng phụ, nhưng có 2 nghiên cứu báo cáo tác dụng phụ xuất hiện khoảng 2%. Tần xuất trung bình các biến chứng là 1,5% ( khoảng : 0 – 16% ). Cắt bao qui đầu bởi nhân viên y tế ở trẻ lớn có khuynh hướng bị nhiều biến chứng hơn ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi (tần suất trung vị 6%, khoảng 2 – 14% ). Cắt bao qui đầu truyền thống theo nghi thức ở trẻ sơ sinh gây nhiều nguy cơ, có nhiều biến chứng nặng hơn so với cắt vì mục đích y học.
Kết luận: Các nghiên cứu báo cáo có ít biến chứng nguy hiểm sau cắt bao qui đầu. Tuy nhiên, vẫn thấy các biến chứng vừa và nhẹ, đặt biệt khi tiến hành cắt bao qui đầu ở trẻ có độ tuổi lớn, bởi nguời không có kinh nghiệm hoặc do điều kiện không vô khuẩn. Cắt bao qui đầu ở trẻ em sẽ còn tiếp tục đuợc thực hiện theo nền văn hoá, y học và chiến luợc phòng ngừa lâu dài HIV hoặc các bệnh lây theo đường tình dục. Các chiến luợc làm giảm nguy cơ bao gồm huấn luyện nguời thực hiện, cung cấp các dụng cụ vô khuẩn là vô cùng cần thiết.
Nguời dịch : BS Nam Phuơng, Khoa Nhi