Bệnh viêm loét đại trực tràng và những điều cần biết

Khái niệm

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là bệnh mạn tính, gây viêm loét và chảy máu đại – trực tràng, tổn thương lan tỏa ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, không xâm phạm đến lớp cơ.

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm và chỉ đưa ra các lựa chọn điều trị để kiểm soát triệu chứng. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, với tỉ lệ tương đương. Nhóm tuổi khởi phát bệnh là từ 15 – 40 tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố gia đình hoặc di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường. Bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.

Triệu chứng lâm sàng:

Biểu hiện bệnh ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí viêm loét của đại tràng.

Các biểu hiện của bệnh bao gồm:

– Đau bụng

– Rối loạn phân: đại tiện phân lỏng, tiêu đêm hoặc có nhầy máu nhiều lần trong ngày, phân có máu đỏ, nếu bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân.

– Triệu chứng ngoài tiêu hóa: đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.

– Toàn thân: gầy sút cân, thiếu máu, đôi khi phù do suy dinh dưỡng

Triệu chứng cận lâm sàng:

– Thiếu máu ở các mức độ tùy vào tinh trạng chaỷ máu kéo dài hay không. Hematocrit thường giảm.

– Hội chứng viêm: máu lắng tăng, protein phản ứng C (CRP) tăng.

Nội soi đại trực tràng phân loại giai đoạn bệnh trên hình ảnh nội soi theo Baron.

– Giai đoạn 0: niêm mạc nhạt màu, các mạch máu dưới niêm mạc mỏng mảnh, thưa thớt, thậm chí hình ảnh nội soi bình thường.

– Giai đoạn 1: niêm mạc lần sần, sung huyết đỏ, các mạch máu chỉ nhìn thấy 1 phần.

– Giai đoạn 2: niêm mạc mất nếp ngang, có những ổ loét đặc trưng, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, dễ chảy máu khi đèn chạm phải.

– Giai đoạn 3: niêm mạc phù nề, sung huyết,mủn, có những ổ loét lớn, chảy máu niêm mạc tự phát là đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này.

Chẩn đoán thể dựa vào phạm vi tổn thương trên nội soi đại tràng:

– Viêm loét trực tràng:tổn thương chỉ ở trực tràng

– Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràng đến giữa đại tràng sigma.

– Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.

– Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan.

– Viêm loét đại tràng toàn bộ.

Các giai đoạn viêm loét đại tràng

Biến chứng

Chảy máu nặng

Thủng đại tràng

Mất nước nặng, rối loạn điện giải nặng

Bệnh gan (hiếm)

Loãng xương

Viêm da, khớp, mắt, niêm mạc miệng

Huyết khối động & tĩnh mạch

Phình đại tràng nhiễm độc 1-2%

Ung thư biểu mô đại tràng 3-5%

 Nguyên tắc điều trị

Mục tiêu điều trị lui bệnh và duy trì lui bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid kéo dài & giảm đến mức tối thiểu nguy cơ ung thư

– Thông thường, trong viêm loét đại tràng các thuốc thường được dùng phối hợp là corticoid, sulfasalazin và các dẫn chất của nó, azathioprin, cyclosporin… Tuy nhiên, tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh mà có chỉ định dùng thuốc cụ thể.

– Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, nguy cơ thủng đại tràng hoặc khi bệnh không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc.

Giám sát ung thư

Viêm trực tràng: không cần nội soi giám sát

Viêm đại tràng T: sau chẩn đoán VLĐT 8-10 năm nội soi giám sát1-2 năm/lần

Kèm Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát nội soi giám sát mỗi 1-2 năm sau chẩn đoánVLĐT

Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bệnh viêm loét đại trực tràng

Hạn chế sản phẩm từ sữa vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng, trung tiện do không dung nạp lactose

—Chế độ ăn ít chất béo. Tránh bơ, bơ thực vật, nước xốt kem & thức ăn chiên rán

—Thức ăn nhiều chất xơ như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt có thể làm triệu chứng xấu hơn

Dùng rau quả hấp, nướng, hầm

—Thức ăn cay, rượu bia & caffeine có thể làm triệu chứng xấu hơn

Chia thành nhiều bữa nhỏ, 5-6 bữa nhỏ tốt hơn 2-3 bữa nhiều

Uống nhiều nước mỗi ngày,

Bổ sung vitamin & muối khoáng

Stress: làm triệu chứng xấu hơn hoặc bệnh bùng phát

Tập thể dục giúp giảm stress, bớt trầm cảm & chức năng ruột bình thường

Phản hồi sinh học: Kỹ thuật giảm stress này giúp giảm căng cơ & chậm nhịp tim, giúp người bệnh có tình trạng thoải mái, nhờ vậy có thể dễ dàng đối phó với stress

Thư giãn & tập thở.Tham gia các lớp yoga & thiền hoặc tự tập tại nhà

Bác sĩ Trần Thị Xuân Hương, Khoa Nội Tiêu Hóa Huyết Học.

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)