Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD):

Âm thầm nhưng nguy hiểm

Bs.CKII.Trương Văn Lâm

(Trưởng khoa nội tổng hơp-BVĐKTTAG)

1.Đại cương

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại bệnh gây tàn phế trên hai lá phổi, dần dần làm bệnh nhân khó thở.. theo tổ chức y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong bốn bệnh hàng đầu về mức độ gây tử vong trên toàn cầu, tương tương HIV/AIDS

Hơn 3 triệu người chết do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hằng năm và có đến hơn 10% người trên 40 tuổi có thể mắc căn bệnh này.

Theo GOLD 2020, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường ở đường thở và hoặc phế nang thường do phơi nhiễm các phân tử hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu..

Con đường của không khí

Không khí đi vào cơ thể qua mũi, miệng, thanh quản, khí quản. Sau đó, sẽ chia ra các con đường dẫn khí nhỏ hơn là phế quản, cuối cùng dẫn đến các buồng trao đổi oxy và CO2, chính là các phế nang.

2.Sinh lý bệnh của Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

3.Bệnh học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4.Đều gì gây nên bệnh COPD?

Bệnh này là do tắc nghẽn hoặc tổn thương các mô trong phổi. Đây là loại tổn thương thường xảy ra khi bạn thường xuyên hít thở các chất kích thích trong một thời gian dài. Chất kích thích thường bao gồm:

– Hút thuốc (hoặc hít khói thuốc do người khác hút) lâu dài gây ra khoảng 80% đến 90% các trường hợp mắc bệnh

– Khói hóa chất hay sương

– Bụi bặm

– Ô nhiễm không khí trong nhà (như đốt các nhiên liệu trong quá trình sưởi hoặc nấu ăn)

– Ô nhiễm không khí ngoài trời

– Bụi nghề nghiệp và hóa chất

– Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.

4.Nguy cơ mắc phải

Yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá. Ngoài hút thuốc, các chất kích thích khác và chất gây ô nhiễm cũng có thể gây tổn hại phổi. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Những người trong độ tuổi 65-74

– Người có trình độ học vấn thấp

– Những người có thu nhập thấp

– Những người đã ly dị, góa bụa hoặc ly thân

– Người hút thuốc hiện tại và trước đây

– Những người có tiền sử bệnh hen

5.Triệu chứng và biến chứng thường gặp

    • Bệnh sử cần nghĩ đến COPD khi:
  • Ho mạn tính: thường liên tục trong một ngày, ít khi về đêm.
  • Khạc đàm mạn tính.
  • Có những đợt viêm phế quản cấp tái diễn.
  • Khó thở: tiến triển tăng dần theo thời gian, tồn tại liên tục, tăng lên khi gắng sức và sau mỗi đợt nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Tiền sử hút thuốc lá (thường từ 20 gói/năm trở lên) hay sống trong môi trường ô nhiễm khí thở.

Đơn vị gói/năm = (số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút thuốc).

6.Những biến chứng nào có thể xảy ra?

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn có nguy cơ bị các biến chứng. Một số biến chứng có thể bao gồm:

– Các vấn đề tim: bệnh có thể gây nhịp tim bất thường (gọi là rối loạn nhịp tim) và suy tim.

– Cao huyết áp: bệnh có thể gây ra áp suất cao trong các mạch máu đưa máu đến phổi của bạn (còn được gọi là tăng áp phổi).

– Nhiễm trùng hô hấp: bạn có thể bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc thậm chí viêm phổi (viêm phổi nặng do virus hoặc nấm). Các bệnh nhiễm trùng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc gây tổn thương phổi nhiều hơn. Bạn nên chích ngừa cúm mỗi năm và hỏi bác sĩ liệu bạn có cần chích ngừa viêm phổi. Bạn sẽ giảm khả năng bị cúm và viêm phổi nếu được chích ngừa đủ.

6.Chẩn đoán

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bởi vì bệnh COPD phát triển chậm, nên nó thường được chẩn đoán ở những người tuổi từ 40 trở lên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh sử và tiền căn gia đình của bạn, kết hợp với kết quả xét nghiệm

– Đo hô hấp ký: phương pháp này kiểm tra khả năng thở của bạn. Bạn sẽ hít một hơi sâu và sau đó thổi thật mạnh vào máy đo được gọi là hô hấp ký. Máy sẽ đo lượng không khí bạn thở ra và tốc độ thở ra nhanh như thế nào.

– Chụp X-quang hay CT scan ngực: các xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của các cấu trúc bên trong ngực của bạn, chẳng hạn như tim, phổi và mạch máu. Các hình ảnh có thể hiển thị các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

X quang phổi (bệnh nhân COPD) CTscanner phổi (bệnh nhân COPD)

7.Những phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Thật không may, không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD. Phương pháp tốt nhất để đối phó là phòng ngừa và làm giảm triệu chứng. Mục tiêu điều trị sẽ bao gồm:

– Giảm các triệu chứng

– Làm chậm tiến triển của bệnh

– Cải thiện khả năng gắng sức

– Ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Thuốc

-Thuốc giãn phế quản: giúp bạn thở dễ dàng hơn bằng cách giãn các cơ trơn trong phổi, từ đó mở rộng đường hô hấp.

-Thuốc giãn phế quản kết hợp cộng với corticosteroid dạng hít

Vắc xin

– Vắc xin ngừa bệnh cúm

– Thuốc chủng ngừa phế cầu (một loại vắc xin phòng chống dịch bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Streptococcus pneumoniae, hoặc phế cầu)

– Liệu pháp oxy.

8.Chế độ sinh hoạt phù hợp

Hãy nhanh chóng thay đổi lối sống và tuân thủ các phương pháp điều trị có thể giúp bạn giảm triệu chứng, lấy lại khả năng hoạt động bình thường và làm chậm tiến triển của bệnh.

Nếu đã mắc bệnh, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau đây:

Bỏ hút thuốc và tránh các chất kích thích phổi

– Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh này. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các chương trình cai thuốc và sản phẩm có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.

– Cố gắng tránh các chất kích thích phổi có thể góp phần gây ra COPD. Ví dụ như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hơi hóa chất, bụi.

– Tránh những chất kích thích trong nhà của bạn. Nếu nhà bạn được sơn hoặc phun thuốc diệt côn trùng, bạn nên tránh ở trong nhà một thời gian.

– Nên đóng cửa sổ nhà (nếu có thể) khi có nhiều ô nhiễm không khí hoặc bụi bên ngoài.

Khám sức khỏe thường xuyên:

– Điều quan trọng là bạn phải tái khám đúng hẹn và đầy đủ. Mang tất cả các loại thuốc của bạn theo. Hãy nhớ lấy thuốc trước khi sử dụng hết số thuốc trước đó. Mang theo danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng khi đi tái khám.

Theo dõi bệnh nhân.

– Khám lại 4-6 tuần khi xuất viện vì đợt cấp, sau đó cứ 6 tháng 1 lần.

– Ít nhất một năm 1 lần: đo chức năng hô h6a1p phân laoi5 lại mức độ nặng. phát hiện các bệnh phối hợp

-Đánh giá khả năng hoạt động, hợp tác với thầy thuốc và thích nghi với ngoại cảnh

-Đánh giá sự hiểu biết và tuân thủ phương pháp điều trị, kỹ thuật phun hít, sử dụng các thuốc giãn phế quản, corticoid

Tiên lượng và phòng bệnh

– COPD tiến triển nặng dần không hồi phục, vì vậy, cần điều trị sớm, tích cực để bệnh tiến triển chậm

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)