Bệnh lao tiềm ẩn trong thai kỳ: một tổng quan hệ thống

BỆNH LAO TIỀM ẨN TRONG THAI KỲ: MỘT TỔNG QUAN HỆ THỐNG.

Latent Tuberculosis in Pregnancy: A Systematic Review.

Malhamé I1,2,3Cormier M1,2,3Sugarman J2,3Schwartzman K1,2,3.

PLoS One. 2016 May 5;11(5):e0154825. doi: 10.1371/journal.pone.0154825.

Tổng quan:

Ở những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao thấp, người nhập cư từ các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao là nhóm người phần lớn bị nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI). Thời kỳ mang thai là cơ hội để phụ nữ di dân tiếp cận với hệ thống y tế, và do đó có thể sàng lọc và điều trị LTBI. Tuy nhiên, việc sàng lọc và điều trị như vậy trong thai kỳ vẫn còn gây tranh cãi.

Mục tiêu:

Để hiểu thêm về tỷ lệ hiện nhiễm, sự tiến triển tự nhiên, tầm soát và quản lý LTBI trong thai kỳ, chúng tôi đã tiến hành một bài tổng quan tài liệu có hệ thống về việc sàng lọc và điều trị LTBI ở phụ nữ có thai mà không nhiễm HIV.

Phương pháp:

Một bài tổng quan hệ thống từ 4 cơ sở dữ liệu (Embase, Embase Classic, Medline, Cochrane Library) bao gồm các bài báo xuất bản từ ngày 1 tháng 1 năm 1980 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014. Các bài viết bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha với các thông tin liên quan về tỷ lệ hiện nhiễm, tiến triển tự nhiên, công cụ sàng lọc, chiến lược sàng lọc, và điều trị LTBI trong thời kỳ mang thai được hội đủ điều kiện để kết luận. Các bài báo đã bị loại ra nếu (1) Bài báo không có giá trị (2) Bài báo là nghiên cứu báo cáo ca bệnh hoặc hàng loạt ca (3) Bài báo tập trung chủ yếu vào tỷ lệ, chẩn đoán và điều trị lao hoạt tính (4) Bài báo mà mẫu nghiên cứu chỉ bị nhiễm HIV.

Kết quả:

Trong số 4.193 bài báo ban đầu được xác định, 208 bài tóm tắt đủ điều kiện để được xem xét. Trong số này, có 30 bài báo đủ điều kiện để đánh giá toàn văn và 22 nghiên cứu đã được giữ lại: 3 nghiên cứu đoàn hệ, 2 nghiên cứu đối chứng và 17 nghiên cứu cắt ngang. Ở Mỹ, tỷ lệ hiện mắc LTBI ước tính dao động từ 14 đến 48% ở phụ nữ được xét nghiệm, và xét nghiệm lao tố dương tính (TST) có liên quan đến sắc dân. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc lao dao động tăng lên đáng kể trong suốt 180 ngày sau sinh với tần suất mắc mới là 1,95( KTC 95% 1,24-3,07). Có một mức độ cao về sự tuân thủ là cả hai xét nghiệm phản ứng lao tố ( từ 90-100%) và chụp X quang phổi ( từ 93-100%.). Trong ba nghiên cứu ở những nơi có tỷ lệ bệnh lao thấp, sự tương hợp giữa TST và thử nghiệm phát hiện gamma interferon ( IGRA) là 77, 88 và 91% với chỉ số tương hợp kappa dao động từ 0,26 đến 0,45. Ở những nơi có tỷ lệ bệnh lao thấp, IGRA có thể có độ đặc hiệu cao và độ nhạy thấp so với TST, và kết quả dường như không thay đổi trong thời gian mang thai. Tỷ lệ phụ nữ tham gia theo dõi sau khi có xét nghiệm lao tố dương tính dao động từ 14 đến 69%, trong khi chỉ có 5 đến 42% phụ nữ tham gia theo dõi hoàn thành phác đồ điều trị tối thiểu 6 tháng với INH. Một nghiên cứu đã đưa ra sự liên quan có thể giữa viêm gan do thuốc INH với tình trạng mang thai /tình trạng sau khi sinh (tỷ lệ nguy cơ là 2,5, KTC 95% 0,8-8,2) và tử vong do độc tính ở gan (tỷ lệ nguy cơ là 4.0, KTC 95% 0.2-258) Một nghiên cứu cho thấy sự an toàn của INH khi cho con bú dựa trên nồng độ đỉnh trong huyết tương và sữa mẹ sau khi sử dụng INH.

Kết luận:

Mang thai là một cơ hội để tầm soát LTBI. Các xét nghiệm phát hiện gamma interferon-gamma có thể tương đương với xét nghiệm phản ứng lao tố và có thể được sử dụng trong thời gian mang thai. Nên nỗ lực để tăng cường tuân thủ theo dõi và điều trị sau khi sinh. Cần có thêm dữ liệu về tính an toàn và tính khả thi của liệu pháp INH ​​trong lúc mang thai và đối với các phác đồ điều trị thay thế.

Người dịch BSCK II: PhanThanh Dũng, trưởng khoa lao – BVĐKTT An Giang

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)