Am J Public Health. 2008 Aug;98(8):1372-81. doi: 10.2105/AJPH.2007.124610.
Effect of hand hygiene on infectious disease risk in the community setting: a meta-analysis.
Aiello AE1, Coulborn RM, Perez V, Larson EL.
Đánh giá hiệu quả của của biện pháp can thiệp bằng rửa tay trên tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa và bệnh đường hô hấp và xác định biện pháp can thiệp hiệu quả nhất. Chúng tôi tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử được 4 thử nghiệm rửa tay công bố từ tháng 1 năm 1960 đến tháng năm 2007 và tiến hành phân tích tổng hợp để tính tần suất tỉ lệ gộp (n=30 nghiên cứu can thiệp).
Vệ sinh bàn tay (rửa tay) làm giảm tỉ lệ bệnh tiêu hóa là 31% (KTC 95% = 19%, 42%) và giảm bệnh tỉ lệ bệnh đường hô hấp là 21% (KTC 95% = 5%, 34%). Sự can thiệp có lợi nhất là rửa tay với xà phòng thông thường (không diệt khuẩn). Sử dụng xà phòng diệt khuẩn cho thấy không có ích lợi nhiều so với việc sử dụng xà phòng thông thường. Vệ sinh tay rõ ràng là có hiệu quả làm giảm bệnh đường tiêu hóa và giảm nhiễm trùng đường hô hấp với mức thấp hơn. Các nghiên cứu việc thực hành vệ sinh để can thiệp bệnh đường hô hấp lây qua các bụi bắn là cần thiết.
Người dịch: BS Rạng, Bệnh viện An giang