Ăn uống sớm và muộn làm giảm biến chứng sau phẫu thuật phụ khoa đường bụng

Early versus delayed oral fluids and food for reducing complications after major abdominal gynaecologic surgery

Kittipat Charoenkwan1, Greg Phillipson2, Teraporn Vutyavanich3

Editorial group: Cochrane Menstrual Disorders and Subfertility Group.

Publication status and date: Edited (no change to conclusions), published in Issue 1, 2009.

Tổng quan: Ăn uống sau phẫu thuật được trì hoãn cho đến khi chức năng ruột phục hồi. Người ta sợ rằng việc ăn uống sớm sẽ gây nôn ói và liệt ruột nặng dễ gây ra viêm phổi hít, bung vết mổ và hở thành bụng. Tuy nhiên bằng chứng khoa học cho thực hành trên thì thiếu khoa học và việc cho ăn uống sớm sau phẫu thuật có thể có lợi.

Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả của cho ăn sớm và muộn sau phẫu thuật phụ khoa đường bụng.

Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm các nghiên cứu có nhóm chứng trong danh bạ chuyên về rối loạn kinh nguyệt và vô sinh, dữ liệu điện tử (MEDLINE, EMBASE, CINAHL), danh bạ nghiên cứu có nhóm chứng Cochrane và các bài trích dẫn có liên quan đến tháng 4/2007.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng so sánh hiệu quả của cho ăn uống sớm và muộn sau phẫu thuật phụ khoa đường bụng. Ăn uống sớm được định nghĩa là ăn uống trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật bất kể chức năng ruột có trở lại bình thường hay chưa và muộn là ăn uống sau 24 giờ và khi không có dấu liệt ruột trên lâm sàng.

Thu thập và phân tích dữ liệu: Các nghiên cứu được đánh giá chất lượng của phương pháp. Biến phân loại được trình bày bằng nguy cơ tương đối và KTC 95%. Biến liên tục được được trình bày bằng  khác biệt trung bình trọng số và KTC 95%. Test dị biến (heterogeneity) giữa các kết quả trong các nghiên cứu khác nhau được khảo sát bằng biểu đồ nhánh cây (forest plot) trong phân tích tổng hợp, các test thống kê đồng nhất bảng 2×2 và giá trị I2.

Kết quả: Ăn uống sớm gây: tăng buồn nôn (01 nghiên cứu, 195 bệnh nhân; nguy cơ tương đối 1.79, KTC 95% 1.19 – 2.71), rút ngắn thời gian xuất hiện tiếng ruột (01 nghiên cứu, 195 bệnh nhân; khác biệt trung bình trọng số -0.5 ngày, KTC 95%  – 0.84 đến – 0.16), rút ngắn thời gian bắt đầu ăn đặc (02 nghiên cứu, 301 bệnh nhân; khác biệt trung bình trọng số -1.47 ngày, KTC 95% -2.26 đến -0.68), và thời gian nằm viện có khuynh hướng ngắn hơn (02 nghiên cứu, 301 bệnh nhân; khác biệt trung bình trọng số -0.73 ngày, KTC 95% -1.52 đến 0.07). Số ngày nằm viện ngắn hơn rõ ràng trong nhóm ăn sớm khi  mà số ngày nằm viện được trình bày bằng trung vị (-2 ngày, 4 ngày ở nhóm ăn sớm và 6 ngày ở nhóm ăn trì hoãn).

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về liệt ruột sau mổ, nôn ói, chướng bụng, đầy hơi, thời điểm đi đại tiện đầu tiên, đặt sonde dạ dày sau mổ, sốt, biến chứng vết mổ và viêm phổi.

Kết luận: Ăn sớm sau phẫu thuật phụ khoa đường bụng thì an toàn và hiệu quả, tuy nhiên nó gây tăng nguy cơ buồn nôn và giảm thời gian nằm viện. Không chắc để chấp nhận, cho ăn sớm nên tùy thuộc chọn lựa của cá nhân. Nghiên cứu tương lai nên tập trung vào hiệu quả kinh tế, an toàn của bệnh nhân và các thay đổi sinh lý khác. 

Người dịch: Bs Phong – khoa Sản – BVĐKTTAG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)