Ăn ngũ cốc thô thay cho gạo trắng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Laurie Barclay, Medscape Daily News

14/6/2010 – Ăn gạo lức hoặc ngũ cốc khác thay cho gạo trắng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, theo kết quả từ các nghiên cứu theo dõi chuyên sâu và chăm sóc sức khỏe I và II (the Health Professionals Follow-up Study and the Nurses’ Health Study (NHS) I and II) được báo cáo trong số ra ngày 14/6 của  Tạp chí Nội khoa(Archives of Internal Medicine).

 “Bởi vì những khác biệt trong chế biến và thành phần các chất dinh dưỡng, gạo lức và gạo trắng có thể có ảnh hưởng khác nhau đến nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2,” BS Qi Sun, SCD, từ Trường Y tế công cộng Harvard ởBoston,Massachusetts, và đồng nghiệp viết. “Chúng tôi thử nghiệm việc ăn gạo trắng và gạo lức liên quan như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai trong the Health Professionals Follow-up Study and the Nurses’ Health Study I and II.” 

Chế độ ăn uống, thói quen lối sống, và tình trạng bệnh được xác định sau đó cập nhật cho 39.765 nam giới và 157.463 phụ nữ trong các đoàn hệ. 

Ăn một lượng gạo trắng nhiều hơn (≥ 5 phần ăn gạo trắng mỗi tuần so với <1 phần ăn gạo trắng/tháng) có nguy cơ mắc bệnh bệnh tiểu đường type 2 lớn hơn, sau khi điều chỉnh tối ưu về tuổi tác, lối sống, và các yếu tố nguy cơ khác trong chế độ ăn uống. Cộng gộp lại, nguy cơ tương đối [RR] là 1,17 (khoảng tin cậy 95% [CI], 1,02-1,36). Ngược lại, nguy cơ tiểu đường type 2 là thấp hơn khi ăn nhiều gạo lức (≥ 2 phần ăn gạo lức mỗi tuần so với <1 phần ăn gạo lức/tháng; gộp lại RR, 0,89; 95% CI, 0,81-0,97). 

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, thay thế 50g gạo trắng chưa nấu mỗi ngày (một phần ba bữa ăn mỗi ngày) với số lượng tương đương gạo lức làm giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 (95% CI, 9% – 21% ). Ở nhóm thay thế gạo trắng bằng ngũ cốc thô thì giảm đến 36% nguy cơ bị tiểu đường type 2 (95% CI, 30% – 42%). 

“Thay thế gạo trắng bởi ngũ cốc thô bao gồm cả gạo lức có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2,” các tác giả nghiên cứu viết. “Những dữ liệu này hỗ trợ các khuyến nghị rằng hầu hết lượng carbohydrate(đường) ăn vào đến từ ngũ cốc thô ít hơn hơn là đến từ ngũ cốc tinh chế có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường type 2.” 

Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm quần thể nghiên cứu chủ yếu là có tổ tiên châu Âu, lỗi đo lường lượng gạo ăn vào, sử dụng bảng câu hỏi thực phẩm thường ăn, các yếu tố gây nhiễu còn sót lại, và thiếu các dữ liệu thử nghiệm dung nạp glucose bằng đường tiêu hóa để xác nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường. 

“Hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại cho người Mỹ  đã xác định các loại ngũ cốc, bao gồm gạo, là một trong những nguồn chính cho lượng carbohydrate-đường hấp thu vào và khuyến nghị rằng chỉ có một nửa lượng carbohydrate-đường hấp thu vào là đến từ ngũ cốc thô,” các tác giả nghiên cứu kết luận. “Từ quan điểm y tế công cộng, việc thay thế các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng bằng ngũ cốc thô, bao gồm cả gạo lức, nên được khuyến khích để tạo thuận lợi cho công tác phòng chống tiểu đường type 2.”

Người dịch: BS Từ Tấn Tài, BV Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)