White rice consumption and risk of type 2 diabetes: meta-analysis and systematic review
BMJ 2012; 344 doi: 10.1136/bmj.e1454 (Published 15 March 2012)
Cite this as: BMJ 2012;344:e1454
Mục tiêu: Để tóm tắt bằng chứng về mối tương quan giữa việc tiêu thụ gạo trắng và nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 và xác định mối quan hệ liều đáp ứng tiềm năng.
Thiết kế nghiên cứu: phân tích tổng hợp các nghiên cứu đoàn hệ tiền cứuNguồn dữ liệu: tìm kiếm các dự liệu từ Medline và Embase đối với các bài báo đã được xuất bản đến tháng 1 năm 2009 bằng cách sử dụng các từ khóa bao gồm lượng gạo ăn vào và bệnh tiểu đường; tìm kiếm thêm các tài liệu tham khảo bao gồm các nghiên cứu gốc.
Nghiên cứu chọn lọc: bao gồm các nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu để báo cáo ước tính nguy cơ đối với bệnh tiểu đường type 2 bằng mức tiêu thụ gạo.
Tổng hợp các dữ liệu: Tính nguy cơ tương đối gộp bằng cách sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên; mối quan hệ giữa liều đáp ứng được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu từ tất cả các loại gạo tiêu thụ trong mỗi nghiên cứu.
Kết quả: bốn bài báo được xác định gồm bảy phân tích đoàn hệ tiền cứu riêng biệt ở quần thể Châu Á và Phương Tây đối với nghiên cứu này. Tổng cộng có 13284 trường hợp ngẫu nhiên bệnh tiểu đường type 2 được xác định trong số 352384 người tham gia với thời gian theo dõi từ 4 đến 22 năm. Dân số Châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) có mức tiêu thụ gạo trắng cao hơn so với với Phương Tây(mức tiêu thụ trung bình 3- 4 suất ăn/ ngày so với 1-2 suất ăn/ tuần). Nguy cơ tương đối chung là 1,55( khoảng tin cậy 95% 1,20- 2,01) so với các loại gạo trắng tiêu thụ thấp nhất và cao nhất trong quần thể Châu Á, trong khi đó tương ứng với nguy cơ tương đối là 1,12( 0,94- 1,33) ở quần thể Phương Tây( P tương tác= 0.038). Trong tổng số quần thể, các phân tích tổng hợp liều đáp ứng chỉ ra rằng đối với mỗi suất ăn mỗi ngày tăng lượng gạo trắng, nguy cơ tương đối tiểu đường type 2 là 1.11 (1.08 to 1.14) (P xu hướng tuyến tính <0,001).Kết luận: Ăn gọo nhiều hơn có liên quan với nguy cơ tăng lên đáng kể bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt ở quần thể Châu Á (Nhật Bản Và Trung Quốc).
Người dịch: BS Tuấn, Bệnh viện Hậu Giang