8 cách để đối phó với kháng kháng sinh

8 Ways to Deal With Antibiotic Resistance

John G. Bartlett, MD, Brad Spellberg, MD, David N. Gilbert, MD 

DisclosuresAug 07, 2013. Medscape Infectious Diseases

Đề Kháng Kháng Sinh: Tại sao lại cấp thiết?

Đề kháng kháng sinh được tuyên bố như một cuộc khủng hoảng bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Dịch (CDC), Viện Y Học, các Hiệp Hội bệnh Truyền Nhiễm của Mỹ và hầu hết các tổ chức liên quan khác.

Sự khẩn cấp này là do các yếu tố sau:

Các công ty Dược phẩm không còn đầu tư phát triển kháng sinh mới bởi vì chúng “không mang lại lợi nhuận”. Nhóm kháng sinh mới gần nhất cho các vi khuẩn gram âm là Quinolone, từ 4 thập kỷ trước.

Lạm dụng kháng sinh tại Mỹ đang lan rộng. Nước này chỉ chiếm 4,6% dân số thế giới, nhưng lại chiếm đến 46% thị phần về kháng sinh toàn cầu.

Việc phòng ngừa bị thất bại thảm hại. Một bệnh nhân nhập viên tại Mỹ có nguy cơ mắc phải Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) cao hơn 40 lần so với tại Hà Lan.

Các giải pháp cho đề kháng kháng sinh là gì?

1. Thu thập dữ liệu

Liên minh Châu Âu đã có những dữ liệu chi tiết, dữ liệu 15 năm về việc sử dụng kháng sinh, số liệu đề kháng bởi vi khuẩn, trên 26 quốc gia. Họ biết được vấn đề là gì và ở đâu. Ví dụ, Hy Lạp có tỷ lệ cao nhất về dùng kháng sinh trên đầu người, Hà Lan là một trong những quốc gia có tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ phân lập Klebsiella tiết carbapenemase ở Hy Lạp là 38%, ở Hà lan là 0,2%. Tỷ lệ Staphylococcus aureus kháng methicillin là Hy Lạp và Hà Lan lần lượt là 58% và 1,6%. Những số liệu trên là bằng chứng mạnh mẽ về mối liên hệ giữa lạm dụng và đề kháng kháng sinh, và họ đã xác định những vùng cần có sự can thiệp. Tại Mỹ, hiện chưa có dữ liệu so sánh nào.

2. Ngưng sử dụng kháng sinh tại các nông trại

Đến 80% kháng sinh sử dụng tại Mỹ để thúc đẩy tăng trưởng và phòng dịch bệnh cho gia súc. Vi khuẩn đề kháng và gen đề kháng được tìm thấy từ gà đến thịt gà tại các cửa hàng, và cuối cùng là trong các máu cấy của bệnh nhân (hiện tượng “từ nông trại đến bàn ăn”). Sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng đã ngừng ở Đan Mạch từ nhiều năm trước, mà không có hậu quả về kinh tế và sức khỏe vật nuôi.

3. Thực hành quản lý kháng sinh

Quản lý kháng sinh có nhiều yếu tố:

        – Dùng procalcitonin như một dấu ấn sinh học nhận biết nhiễm trùng để tránh việc sử dụng kháng sinh không cần thiết, điều này đã được chứng minh thành công trong hầu hết các thử nghiệm có đối chứng tốt.

– Các khóa học ngắn về sử dụng kháng sinh hầu như luôn luôn hiệu quả trong các thử nghiệm có đối chứng tốt.

– Chuyển từ kháng sinh tiêm mạch sang uống để tránh và giảm thiểu nguy cơ liên quan kim luồn tĩnh mạch. Việc thay đổi này có thể dễ dàng thực hiện với nhiều loại kháng sinh (linezolid, metronidazol, các fluoroquinolon, một số cephalosporin, fluconazol …).

– Sử dụng colistin cẩn thận. Colistin, có từ năm 1961, ngày càng cần thiết nhưng lại gặp khó khăn do sử dụng sai liều do khuyến cáo kèm theo trên bao bì sai.

– Tránh sự dùng dư kháng sinh, chứng minh từ báo cáo có 23% trên 783.821 bệnh nhân được cho dùng metronidazol đầu tay cho các vi khuẩn kỵ khí.

4. Giảm sử dụng kháng sinh không phù hợp ở những bệnh nhân ngoại trú

Việc lạm dụng kháng sinh được biết và phần lớn phản ánh nhu cầu người dùng bởi vì bệnh nhân mong muốn ra khỏi phòng khám với một toa thuốc cho rằng nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Tổng quan Cochrane các phương pháp làm giảm lạm dụng kháng sinh trong lâm sàng rằng “toa thuốc 3 ngày” là một biện pháp thành công đã được chứng minh. Điều này có nghĩa là với các bệnh nhân “viêm xoang” việc nhiễm virus là có thể được tốt hơn trong vòng 3 ngày, việc cho thêm đơn thuốc sau 3 ngày nếu bệnh nhân không cải thiện hay xấu hơn lúc đó.

Các chiến dịch cộng đồng có thể hiệu quả nhưng rất tốn kém. Nước Pháp đã thực hiện chiến dịch toàn quốc nhằm thuyết phục bệnh nhân và nhân viên y tế làm tốt hơn, với mục tiêu giảm 25% kháng sinh kê toa trong cả nước. Họ đã đạt được mức giảm đến 26%. Chúng ta cũng cần truyền tải tốt hơn thông qua truyền thông hiện đại như Twitter. Ví dụ, một tweet với nội dung “Cuối cùng đã hết cảm, cảm ơn vì đã có Azithromycin” có 850.375 người tham gia. Chúng ta cần thực hiện tốt hơn trên các mạng xã hội để tiếp cận đối tượng đó.

Các thông tin microbiome có thể đặc biệt quan trọng. Điều này được phát triển rất sớm, nhưng các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng các kháng sinh như ciprofloxacin thường được chỉ định 1 tuần có ảnh hưởng sâu sắc và đôi khi kéo dài trên các microbiome ruột. Hơn nữa, kháng sinh quá mức ở trẻ em liên quan chặt chẽ đến béo phì sau này và bệnh viêm đại tràng.

Mặc dù có những lo ngại, chúng ta cần cẩn trọng với chiến lược đề kháng kháng sinh nếu chiến dịch đi quá xa. Vì kháng sinh là một thuốc tuyệt vời khi có chỉ định.

5. Áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh

Phương pháp phân tử đang phát triển nhanh. Chúng ta có xét nghiệm PCR để phát hiện MRSA, Enterococcus đề kháng vancomycin, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, nhóm B Streptococcus, tuberculosis, Candida albicans và nhiều loại khác. Sắp có các xét nghiệm phát hiện từng loại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác, giúp chẩn đoán nguyên nhân bệnh để dễ dàng lựa chọn kháng sinh trong một đến hai giờ sau khi cấy bệnh phẩm. Tuy nhiên, giải thích có thể khó khăn, vì mẫu phân tích cần định lượng và nhu cầu dự đoán trước chắc chắn cho quản lý.

6. Phát triển các thuốc mới

Chúng ta cần những biện pháp mới để đáp ứng với sự phát triển tiếp tục đề kháng kháng sinh và các chi phí liên quan. Bao gồm:

Một quan hệ công – tư như các nguồn của Bill và Melinda Gates Foundation, Janssen Pharmaceuticals, và TB Alliance, hiện đã sản xuất bedaquilin, kháng sinh mới được FDA cho phép sử dụng trong bệnh lao 40 năm qua.

Hỗ trợ liên bang cho lĩnh vực này, như Biomedical Advanced Research And Development Authority (BARDA) nhằm mục tiêu về lĩnh vực quản lý khủng hoảng sinh học

Nhu cầu về một hệ thống mới để kiểm soát thuốc và chẩn đoán, chẳng hạn tổ chức the new National Institutes of Health-funded Antibiotic Resistance Network.

7.  Tập hợp các ý tưởng về đề kháng kháng sinh vào cải cách y tế

Chúng ta cần những chứng cứ thuyết phục về hiệu quả từ việc phòng chống nhiễm khuẩn trong bối cảnh cải cách y tế, với mục tiêu cứu sống bệnh nhân và tiết kiệm chi phí. Một ví dụ thành công với chiến lược này là “5 bước phòng ngừa nhiễm khuẩn đường truyền trung tâm”. Kế hoạch rất hợp lý, nhưng nó cần được xác minh. Nó đã được thử nghiệm trong 103 khoa ICU tại Michigan, với những kết quả ấn tượng như mong đợi. Sau đó kế hoạch được giới thiệu trên trang chủ CDC, với kết luận của tác giả rằng “nếu mỗi bệnh viện điều thực hiện, kế hoạch sẽ cứu được 27.000 bệnh nhân và tiết kiệm 1,8 tỉ đô hàng năm”.

Ưu tiên cải cách y tế cần thiết cho những biện pháp ngăn ngừa, bao gồm nhiễm khuẩn huyết do MRSA, nhiễm khuẩn do Clostridium difficile, nhiễm trùng phẫu thuật, nhiễm trùng đường niệu do ống thông tiểu. Cảnh cáo để ngăn ngừa “gaming the system”, tuy nhiên, được minh họa bằng các kinh nghiệm trong nhiễm khuẩn đường truyền trung tâm. Khi mà các biện pháp tài chính được thiết lập, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường truyền trung tâm toàn quốc giảm 25% trong một tuần.

8. Lên kế hoạch cho Mỹ

Chúng ta cần một kế hoạch toàn diện cho Mỹ bao gồm một vài hay tất cả các điểm nêu trên. Hội đồng Châu Âu đã có có hoạch với những ưu tiên xác định với đề kháng kháng sinh với số quỹ hỗ trợ là 220 triệu đô mỗi năm. Thật tiếc khi mà chúng ta nhận ra sự khủng hoảng kháng sinh và vai trò của mình trong việc gây ra nó, nước Mỹ vẫn không có kế hoạch thực tế để giải quyết vấn đề này.

Người dịch: DS Phát, CT AstraZeneca và BS Trung, khoa ICU, BV An giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)