Vancomycin – kháng sinh điều trị dự phòng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh non tháng

Author: Craft, Alissa PFiner, NeilBarrington, Keith J

Vấn đề: Nhiễm trùng bệnh viện khởi phát muộn xảy ra đến 50%  những trẻ sơ sinh < 1000gr lúc sanh. Vi trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là tụ cầu coagulase(-). Một số nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả dự phòng vancomycin ở liều thấp bằng cách cho vào dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch liên tục hoặc tiêm tĩnh mạch ngắt quãng. Những trẻ sơ sinh rất nhẹ cân là đối tượng cho nghiên cứu tồng quan này.

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của điều trị dự phòng vancomycin trong việc phòng chống nhiễm trùng huyết (NTH) muộn do tụ cầu coagulase(-).  Đáng giá tỉ lệ tử vong, thời gian nằm viện, tổng liều dùng, độc tính của vancomycin và sự đề kháng thuốc của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh non tháng.

Cách tra cứu: Gồm các thử nghiệm có nhóm đối chứng trên thư viện Cochrane, MEDLINE, HealtStar, EMBase, các bài tóm tắt điện tử, các hồ sơ cá nhân và các cuộc hội nghị khoa học cho đến tháng 10/2003.

Tiêu chí chọn lựa: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) so sánh tỉ lệ mắc mới NTH và tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng ở 2 nhóm có và không có sử dụng vancomycin phòng ngừa.  

Thu thập dữ liệu và phân tích: Các dữ liệu liên quan đến kết cục lâm sàng gồm: tỉ lệ mắc mới của NTH do tụ cầu coagulase(-), tử vong, thời gian nằm viện, tổng liều dùng vancomycin, dấu hiệu độc tính của vancomycin và tính kháng thuốc vancomycin của vi khuẩn. Việc phân tích những dữ liệu được thực hiện phù hợp với những tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu sơ sinh Cochrane.

Kết quả: Việc dùng vancomycin điều trị dự phòng làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng  bệnh viện và nhiễm trùng máu do tụ cầu ở những trẻ sơ sinh non tháng được tuyển chọn trong nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong, số ngày nằm viện và dấu hiệu độc tính do vancomycin không khác nhau có ý nghĩa giữa hai nhóm. Không đủ bằng chứng dể xác định chắc chắn sự đề kháng vancomycin của vi khuẩn trong những nghiên cứu này.

Kết luận: Việc sử dụng  KS vancomycin dự phòng ở liều thấp làm giảm tì lệ mắc mới NTH tại  bệnh viện ở trẻ sơ sinh. Phương pháp thực hiện các nghiên cứu có thể chưa chuẩn vì tỉ lệ nhiễm trùng do tụ cầu thấp hơn ở nhóm điều trị với vancomycin so với nhóm chứng là do một lượng ít vancomycin vẫn còn lưu lại trong đường truyền, chổ được lấy máu để cấy trùng. Mặc dù, trên lý thuyết là khi dùng kháng sinh phòng ngừa dễ có nguy cơ gây đề kháng kháng sinh, tuy nhiên không đủ bằng chứng là có đề kháng vancomycin ở những nghiên cứu này. Lợi ích lâm sàng mang lại do việc dùng vancomycin phòng ngừa trên trẻ sơ sinh có cân nặng rất thấp là không nhiều. Điều này chỉ ra rằng điều trị dự phòng vancomycin thường qui trên trẻ sơ sinh sinh non là không nên làm hiện nay.

Người dịch: BS Nam Phương, khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)