Probiotics ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em.

Author: Johnston, Brad CSupina, Alison LOspina, MariaVohra, Sunita

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2009.

Vấn đề: Dùng nhiều loại kháng sinh làm thay đổi sự cân bằng vi sinh vật trong đường ruột. Vi sinh vật sống (Probiotics) có lẽ ngăn chặn tiêu chảy do dùng kháng sinh thông qua làm phục hồi các hệ vi khuẩn chí thường trú ở ruột. Kháng sinh được kê đơn thường xuyên ở trẻ, do đó  tiêu chảy do dùng kháng sinh gặp rất phổ biến.

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của probiotics (bất kì liều lượng hoặc chủng VK ) trong phòng tiêu chảy do dùng kháng sinh ở trẻ . Đánh giá những yếu tố tác hại khi uống đồng thời probiotics với kháng sinh ở trẻ.

Chiến lược nghiên cứu: Tra cứu thông tin từ: thư viện Cochrane, MEDLINE, EMBASE, CENTRAL, CINAHL, AMED, và các trang Web khoa học (bắt đầu đến T8/2006) , các ghi chép chuyên môn, các báo cáo nghiên cứu bắt đầu đến 2005. Các giấy mời được gởi tới các tác giả các có bài báo được thu thập, các công ty dược và thực phẩm, và các chuyên gia để cung cấp thêm thông tin hoặc những thử nghiệm chưa công bố.Các khuyến cáo hội nghị, các bài báo tóm tắt và các tài liệu tham khảo có liên quan cũng được tra cứu.

Tiêu chí lựa chọn: Các nghiên cứu ngẫu nhiên, đối chứng, và song song (dùng giả dược, hoạt tính hoặc không điều trị) so sánh việc uống cùng lúc probiotic với kháng sinh để phòng ngừa tiêu chảy thứ phát sau dùng kháng sinh ở trẻ từ  0 à 18 tuổi.

Phân tích và thu thập dữ liệu: Việc đánh giá chất lượng có phương pháp và rút ra dữ liệu được thực hiện bởi 2 tác giả độc lập. Các biến nhị phân ( tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy và các tác dụng phụ) được phối hợp để tính nguy cơ tương đối gộp (pooled RR), các biến số liên tục ( thời gian tiêu chảy trung bình, số lần đi tiêu trung bình mỗi ngày) được tính sự khác biệt trung bình trọng số (weighted mean differences) với khoảng tin cậy 95%. Các tác dụng phụ được tính bằng sự khác biệt nguy cơ. Kết quả tổng thể trên tỉ lệ mắc mới tiêu chảy, phân tích độ nhạy theo 2 phương pháp per protocols* và intention-to-treat**, theo phân tích tổng hợp ảnh hưởng bất biến và ảnh hưởng biến thiên. Phân tích sự phân nhóm vào chủng probiotics,  liều lượng, định nghĩa tiêu chảy do kháng sinh, và loại kháng sinh. 

Kết quả chính: 10 nghiên cứu đáp ứng cả các tiêu chuẩn. Các nghiên cứu gổm điều trị đơn độc hay kết hợp. Trong đó: 6 nghiên cứu dùng chỉ 1 chủng probiotics và  4 nghiên cứu kết hợp dùng 2 chủng . Phân tích per protocol cho 9/10 báo cáo nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh mới tiêu chảy cho thấy có ý nghĩa thống kê đáng kể nghiêng về Probiotic hơn (RR 0.49; 95% CI 0.32 – 0.74). Tuy nhiên, phân tích intention-to-treat cho thấy không có ý nghĩa thống kê đáng kể (RR 0.90; 95% CI 0.50- 1.63).  5 trong 10 nghiên cứu được theo dõi tác dụng phụ (n = 647) của probiotics cho thấy không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Kết luận của các tác giả: Probiotics cho thấy có triển vọng cho phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ. Trong khi đó, phân tích per protocol thì thấy có lợi ích đáng kể về mặt lâm sàng, còn qua phân tích intetion-to-treat thì lợi ích của probiotics chưa có giá trị về mặt thống kê. Những nghiên cứu về sau nên bao gồm liều lượng và các chủng probiotics ( ví dụ với liều từ 5 – 40 tỷ đơn vị khuẩn lạc/ ngày). Những nghiên cứu này không cho phép xác định ảnh hưởng của tuổi (vd: trẻ nhỏ đối với trẻ lớn hơn ) hoặc thời gian dùng kháng sinh (vd: 5 ngày tốt hơn 10 ngày). Các kết quả từ dữ liệu này cho thấy việc dùng probiotics có nhiều triển vọng, tuy nhiên còn sớm để  đề nghị dùng probiotics thường qui cho phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em.

Phụ chú: per protocols* (chỉ phân tích các đối tượng đã hoàn tất nghiên cứu)

Intention-to-treat** (phân tích tất cả đối tượng khi đã được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm, kể cả các đối tượng bỏ cuộc giữa chừng)

Người dịch: BS Nam Phương, khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)