Dị vật đường tiêu hóa

Dị vật đường tiêu hóa ít nguy hiểm hơn dị vật đường thở, 70-80% trường hợp sẽ tự ra theo con đường tự nhiên. Tuy vậy chúng có thể gây nguy hiểm, làm thủng thực quản, dạ dày, tắc ruột, áp xe tại chổ…Nếu không được quan tâm chú ý đến hoặc tự chữa mẹo có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong do các biến chứng gây ra.

Dị vật chủ yếu là xương động vật (cá, gia cầm, gia súc), đồ chơi, đồ ăn, vật dụng sinh hoạt hằng ngày (đồng xu, pin điện, móc khóa…).

Đối tượng thường gặp nhất là trẻ nhỏ và người già:

  • Trẻ nhỏ vừa ăn vừa đùa nghịch, giảm chú ý.
  • Người lớn có thói quen ngặm tăm sau khi ăn.
  • Ăn uống vội vàng, nhai không kỹ.
  • Người có bệnh lý tâm thần.
  • Người già móm răng hoặc dùng răng giả.

Người già luôn có tâm lý ngại ngùng không thông báo với con cháu, khi phát hiện ra thường đã có biến chứng nhiễm trùng. Bạn nên hiểu rõ tâm lý tránh trách móc, cười cợt các trường hợp như vậy.

70-80% dị vật sẽ ra theo đường tự nhiên mà không để lại nguy cơ nào cả.

Nói chuyện, động viên người bệnh bình tĩnh, không nên sợ hãi. Tuyệt đối không cười đùa, trêu chọc tạo tâm lý xấu hổ, ngại ngùng.

Dùng đèn pin kiểm tra khoang miệng xem có nhìn thấy xương mắc hay không.

Không cố nuốt nếu dị vật sắc nhọn vì có thể làm rách thực quản.

Nội soi gắp dị vật khi:

1. Xương động vật và đồ sắc nhọn:

Nguy cơ lớn nhất là chọc thủng thực quản gây nhiễm khuẩn và áp xe. Nếu để muộn > 6h sẽ có nguy cơ nhiễm trùng trung thất. Đây là biến chứng nặng.

2. Pin cúc áo:

Trẻ nhỏ hiếu động dễ nuốt phải pin cúc áo, dù kích thước nhỏ nhưng do có chứa điện tích nên dễ dính vào niêm mạc thực quản, dạ dày gây ra các ổ loét sớm.

3. Dị vật có kích thước lớn:

  • Phương pháp dân gian:

+ Ăn một miếng cơm to hoặc nuốt một quả trứng gà luộc khi hóc xương cá, làm xương trôi xuống dạ dày. Biện pháp này rất nhiều rủi ro vì có thể xương sẽ cắm sâu hơn vào thực quản.

+ Ngậm nước chanh, giấm làm xương mềm ra rồi nuốt xuống: Thực tế là xương bị kẹt trong đường tiêu hóa trên không thể mềm ra được.

  • Không để người bệnh tự gây nôn vì có nguy cơ hóc dị vật vào đường thở.
  • Trẻ nhỏ: không vừa ăn vừa chơi, không đánh lạc hướng chú ý của trẻ bằng cách vừa ăn vừa cho trẻ xem tivi.
  • Người già, người móm răng, răng giả: chú ý các món ăn khó nhai, nhiều chất xơ (măng khô), món ăn có nhiều xương nhỏ.
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)