Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kháng sinh dự phòng trong viêm tụy cấp nặng.

 

Systematic review and meta-analysis of antibiotic prophylaxis in severe acute pancreatitis.

Wittau M1, Mayer B, Scheele J, Henne-Bruns D, Dellinger EP, Isenmann R.

Scand J Gastroenterol. 2011 Mar;46(3):261-70. doi: 10.3109/00365521.2010.531486. Epub 2010 Nov 10.

Tóm tắt

Mục tiêu

Tỷ lệ mắc mới của viêm tụy cấp trên toàn thế giới thay đổi từ 5 đến 80% trên 100.000 dân. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất trên những bệnh nhân này là nhiễm khuẩn mô tụy hoại tử do vi khuẩn đường ruột, đã thúc giục bàn cãi liệu việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa có ích lợi không. Nhằm mục đích cung cấp bằng chứng về hiệu quả của kháng sinh phòng ngừa trong viêm tụy cấp nặng (SAP), chúng tôi đã thực hiện một cập nhật tổng quan hệ thống và phân tích gộp về chủ đề này.

Phương pháp

Khảo sát lại những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng phù hợp với báo cáo của PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-analysis). Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm trên MEDLINE, EMBASE, và Cochrane Central Register of Controlled Trials. Để đánh giá hiệu quả điều trị, chúng tôi đã tính tỉ lệ nguy cơ (RR=Risk Ratios) trên những dữ liệu nhị phân của những nghiên cứu đi kèm.

Kết quả

Có 14 nghiên cứu gồm tổng số 841 bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh phòng ngừa không làm giảm có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tử vong (RR 0.74 [KTC 95% 0.50-1.07]), về tần suất mắc mới của viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng (RR 0.78 [KTC 95% 0.60-1.02]), về tỉ lệ mắc mới nhiễm trùng ngoài tụy (RR 0.70 [KTC 95% 0.46-1.06]), và trong can thiệp phẫu thuật (RR 0.93 [KTC 95% 0.72-1.20]).

Kết luận

Tóm lại, cho đến hiện nay không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa thường qui tên những bệnh nhân viêm tụy cấp nặng.

Người dịch: BS.CKII Lâm Võ Hùng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BVĐKTT An Giang

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)