Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

 

Phạm Ngọc Hoa, Phan Văn Bé, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Huỳnh Nguyên

Abstract: Acute respiratory infection is an infection that may interfere with normal breathing. It can afect just your upper respiratory system , which starts at your sinuses and ends at your vocal chords. It can also affect just your lower respiratory system , which starts at your vocal chords and ends at your lungs. This infection is particularly dangerous for children, olders adults and people with immune system disorder. Its symptoms can inclucle: Congestion, runny nose, cough, sore throat, body aches, fatigue, fever.

Most upper respiratory infection are of viral etiology. Causetive agents of lower repiratory infection are viral treated symptomatically. Bacterial infection are treated most antibacterrials.

Bacterial and viral cultures of throat swas specimens are used for pharyngitis, epiglotti and laryngotracheitis

Prospective clinic surveillance was conducted to identify hopital adults aged ≥ 15 years with respiratory symptoms ≤ 10 day duration. Demograptic and clinical date and respiratory specimens were collected naso pharyngeal samples were test for respiratory viruses using a multiflex polymerase chain reaction.

Results: from April 2016 to October 2016, there were 230 patients aged ≥ 15 years enrolled. At least one virus was identified in each of 38.3% patient of which Influenza 30.3%, 3.9% for Rhinovirus, 2% for RSV, 0.8% for P1V1.

Tóm tắt: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHH) là nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường thở. NKHH bao gồm NKHH trên và NKHH dưới. NKHH trên bắt đầu ở vùng xoang và tận cùng ở dây thanh âm. NKHH dưới bắt đầu ở dây thanh âm và tận cùng ở phổi. NKHH đặc biệt nguy hiểm đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn bị suy giảm miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, ho, chảy mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi. Hầu hết các trường hợp NKHH trên là do virus. Tác nhân gây NKHH dưới có thể là virus, vi khuẩn,… Việc điều trị tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, nếu do nhiễm vius thường điều trị triệu chứng, nếu do nhiễm trùng điều trị bằng kháng sinh. Việc cấy virus hoặc vi khuẩn bằng bệnh phẩm phết họng thường sử dụng cho viêm vùng hầu họng, viêm thanh thiệt và viêm thanh khí quản.

Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại bệnh viện với bệnh nhân ≥ 15 tuổi có những triệu chứng hô hấp trong vòng 10 ngày trước đó, bệnh nhân được phết vùng mũi họng để tìm virus hô hấp bằng phương pháp PCR. Kết quả: từ tháng 4 đến 10 năm 2016, có 230 bệnh nhân nằm trong nhóm nghiên cứu. Kết quả có 38.3% bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, trong đó do virus cúm là 30.3%, Rhinovirus là 3.9%, RSV là 2%, còn 0.8% là P1V1.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) bao gồm nhiễm trùng bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp bao gồm: tai, mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Bệnh nhân có thể bị nhiều đợt trong năm. Nguyên nhân thường do siêu vi, vi khuẩn, dị ứng với thời tiết, các dị nguyên có trong không khí ( khói, bụi,…). Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường tăng mạnh nếu gặp các yếu tố thuận lợi như thiếu vệ sinh, thay đổi thời tiết. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHH cấp tính vì virus có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch đối với virus ngắn và yếu.

Các loại virus thường gây NKHH cấp tính là: virus cúm (Influenza virus), virus á cúm (Parainfluenza virus), virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncitial virus), Rhino virus,…

Các loại vi khuẩn gây NKHH cấp như: Hemophilus Influenza, Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus Aureus,…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa NKHH cấp tính như sau: bệnh nhân bị sốt với nhiệt độ đo được ≥38 oC, ho , khởi phát trong vòng 10 ngày. Các triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, đau họng, khàn tiếng, khạc đàm, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ. Đặc điểm của NKHH trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện nhanh. Nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời dễ dẫn dến viêm đường hô hấp dưới. Vì đây là bệnh lây qua đường hô hấp nên biện pháp phòng tránh tốt nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, giữ ấm cơ thể,…

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Đối tượng là các bệnh nhân nhập BVĐKTT An Giang với chẩn đoán NKHH cấp tính theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

-Bệnh nhân bị sốt với nhiệt độ đo được ≥38 oC, ho , khởi phát trong vòng 10 ngày.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2016-10/2016

Tổng số bệnh nhân: 230.

2.Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang, mô tả.

3.Cách thức tiến hành:

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân NKHH cấp tính

Một mẫu bệnh phẩm bao gồm: dịch ngoáy mũi và dịch ngoáy họng của bệnh nhân được lấy tại cùng một thời điểm. Hai mẫu này được bảo quản trong cùng một ống đựng môi trường vận chuyển.

a.Dụng cụ lấy mẫu và môi trường vận chuyển

  • Dụng cụ đè lưỡi
  • Khẩu trang
  • Găng tay
  • Phích lạnh bảo quản mẫu
  • Cồn sát khuẩn, bút ghi…
  • Ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển sẽ do phòng xét nghiệm virus của viện Pauter sản xuất.

b. Loại bệnh phẩm và kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm

Trước khi tiến hành lấy mẫu cần điền đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi và ngày lấy mẫu trên nhãn ống đựng mẫu

Dịch ngoáy họng: yêu cầu bệnh nhân há miệng to, dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi bệnh nhân. Đưa que lấy mẫu với đầu tăm bông sợi polyester hoặc tơ vô trùng vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3-4 lần tại khu vực hai bên vùng amidan và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng họng.

Sau khi lấy bệnh phẩm, que tăm bông được chuyển vào ống môi trường để bảo quản, đầu tăm bông ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển.

Dịch ngoáy mũi: bệnh phẩm được lấy bằng que tăm bông cán mềm, đàn hồi. Bệnh nhân ngồi yên, mặt hơi ngữa. Người lấy bệnh phẩm một tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân, tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào sâu một khoảng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

Que tăm bông sau khi lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào ống môi trường chứa tăm bông lấy dịch ngoáy họng. Đóng nắp, siết chặt và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 4oC trước khi chuyển về phòng xét nghiệm.

c. Bảo quản, vận chuyển và nhận mẫu

Bảo quản: bệnh phẩm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 4oC trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 72 giờ, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong tủ -70 oC và sau đó phải được giữ đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Đóng gói: bệnh phẩm thu thập cho chẩn đoán tác nhân gây bệnh được đóng gói theo nguyên tắc ba lớp:

Lớp thứ 1: ống chứa mẫu trực tiếp, ống phải chắc chắn và có nắp kín. Đảm bảo nắp ống đựng mẫu không bị lệch khi chứa mẫu và phải có thông tin nhận dạng trên ống( tên, tuổi và ngày lấy mẫu)

Lớp thú 2: hộp/ túi chứa các ống đựng mẫu phải chắc chắn, kín tuyệt đối và có khả năng hấp thụ dung dịch nếu ống mẫu bị đổ.

Lớp thứ 3: thùng/ hộp chứa các ống mẫu bệnh phẩm phải chắc chắn, có khả năng cách nhiệt.

III. KẾT QUẢ

Tổng số bệnh nhân: 230

Tuổi trung bình: 50,05

Giới Nam 96 bệnh nhân ( 41.7%), Nữ: 134 bệnh nhân (58.3%)

Bảng 1: Kết quả cấy đàm ở bệnh nhân NKHH

Kết quả cấy đàm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Do virus 88 38.3
Do nguyên nhân khác 142 61.7
Tổng số 230 100

Bảng 2: Kết quả cấy các loại virus gây NKHH cấp

Tổng số bệnh nhân (230) Tỷ lệ(%)
Influenza (H1pdm09) 24 10.4
Influenza type B 25 10.8
Influenza (H3) 21 9.1
Rhino virus 9 3.9
P1V1 2 0.8
RSV 6 2
RSV+Rhino 1 0.04
Tổng số 88 38.3

RSV: Respiratory syncytial virus

Số bệnh nhân nhiễm virus cúm là 70 bệnh nhân (chiếm 30.4%), các loại virus khác như: Rhino virus, P1V1, RSV, RSV+Rhino là 18 bệnh nhân (chiếm 7.9%)

IV. BÀN LUẬN

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp nhập viện tại BVĐKTT An Giang từ tháng 5/2016 đến tháng 10/2016 do siêu vi là 38.3%, trong đó do virus cúm là 30.4%. Theo tài liệu Epidemic situation 2016 nghiên cứu 3747 bệnh nhân NKHH có 31,8% do virus cúm, cũng theo tài liệu này vào năm 2017 với 2253 bệnh nhân NKHH cấp có 21,5% do virus cúm. Theo tác giả Liucy – Xiaxo y tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp do virus ở trẻ em là 69.7%(1).

Theo số liệu trong vòng 10 năm giám sát cúm (từ năm 2006 đến 2015) cho thấy virus cúm lưu hành quanh năm ở Việt Nam với tỷ lệ là 21%.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thường do virus cúm A, B, C gây nên. Cúm thường gây ra các vụ dịch lớn.

Mầm bệnh: cúm thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm có 3 loại kháng nguyên trong đó kháng nguyên S là kháng nguyên hòa tan, người ta dựa và kháng nguyên S để định tên và phân loại virus cúm A, B, C. Cứ chu kỳ 10 đến 15 năm lại xảy ra một đại dịch. Xen kẽ giữa các đại dịch, hằng năm có những dịch nhỏ. Virus cúm A là thủ phạm gây ra các vụ đại dịch. Virus cúm B thường gây ra các dịch khu vực còn virus cúm C thường gây ra các vụ dịch rất nhỏ.

Vỏ của virus bản chất là glycoprotein gồm 2 kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H và kháng nguyên trung hòa N. Có 15 loại kháng nguyên H được đánh số từ H1-> H15 và 9 loại kháng nguyên N ( N1->N9). Những cách tổ hợp khác nhau của kháng nguyên này tạo nên các phân type khác nhau của virus cúm A. Trong quá trình lưu hành hai kháng nguyên này luôn luôn biến đổi. Hiện nay các phân type kháng nguyên của virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2 .Virus cúm B biến đổi chậm hơn virus cúm A nên ít khi gây ra đại dịch.(2)

Nhiều nghiên cứu cho thấy bên cạnh virus cúm, các virus khác như virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhino virus,…cũng gây ra NKHH cấp.

Nhiễm Rhino virus là nhiễm trùng nhẹ và tự giới hạn, điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, ngăn ngừa lây nhiễm từ người này sang người khác. Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng kháng histamin, điều trị xung huyết mũi, kháng sinh không cần thiết trừ trường hợp có bội nhiễm vi trùng. Hiện tại chưa có thuốc kháng virus cũng như chưa có vaccine cho loại virus này. Do có rất nhiều serotypes, nhiễm Rhino virus chủ yếu là điều trị ngoại trú không cần thiết phải nhập viện.(3)

Nhiễm virus hợp bào hô hấp Respiratory syncytial virus ( RSV) là loại nhiễm virus thường gặp ở đường hô hấp gây triệu chứng giống cảm lạnh như ho, sổ mũi, đau họng, hầu hết các trường hợp người bệnh hồi phục trong 1- 2 tuần, nhưng nhiễm RSV có thể trầm trọng đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi và người già. Thực vậy, RSV là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quả cấp, viêm phổi nặng ở trẻ nhũ nhi và người lớn. Bệnh lây theo bất kỳ cách tiếp xúc nào của cơ thể như đụng chạm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi. RSV có thể tồn tại hàng giờ trên mặt bàn hoặc trên khăn tay đã sử dụng.

Hiện tại chưa có vaccine ngừa loại virus này. Hiện có thuốc Palivizumab có thể dùng ngăn ngừa nhiễm RSV và điều trị bảo vệ những đứa bé có nguy cơ cao ( trẻ nhỏ, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bệnh tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch) khỏi các biến chứng nặng khi bị nhiễm RSV.

Rất dễ bị nhiễm RSV ở những vùng dân cư đông đúc hoặc trung tâm trông giữ trẻ.(4)

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cho thấy hơn 1/3 số trường hợp NKHH là do virus (chiếm 38.3% tổng số bệnh nhân) do đó việc sử dụng kháng sinh điều trị NKHH phải hết sức thận trọng vì nếu sử dụng kháng sinh tràn lan vừa không cần thiết, lãng phí và gây sự đề kháng kháng sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Liucy – Xiaxo y – Viral etiology of acute respiratory tract infection among pediatric inpatients and outpatients from 2011 to 2012 in Beijing, China.
  2. Jeffery K. Taubenberger and David M. Morens– The Pathology of Influenza Virus Infections – 2008 Aug 11
  3. Joseph Adrian- Rhino virus (RV) infection ( common cold). Treatment & Management, update Sep 11, 2017
  4. Leonard, Krilov- Respiratory syncytial virus infection, update Oct 13, 2016.
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)