Antibiotic prophylaxis regimens and drugs for cesarean section
Laura Hopkins1, Fiona M Smaill2 1C/o Pregnancy and Childbirth Group, Division of Perinatal and Reproductive Medicine, The University of Liverpool, Liverpool, UK.2Department of Pathology and Molecular Medicine, Faculty of Health Sciences, McMaster University, Hamilton, Canada
Editorial group: Cochrane Pregnancy and Childbirth Group.
Publication status and date: Edited (no change to conclusions), published in Issue 1, 2009.
Tổng quan: Kháng sinh dự phòng cho phẫu thuật lấy thai làm giảm tỷ lệ bệnh nhiểm trùng hậu phẫu. Nhiều phác đồ kháng sinh khác nhau đã ghi nhận là có hiệu quả.
Mục tiêu: Mục tiêu của bài tổng quan là nhằm xác định phác đồ kháng sinh hiệu quả nhất làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở phụ nữ được phẫu thuật lấy thai.
Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm kiếm danh bạ các nghiên cứu nhóm thai kỳ và chuyển dạ Cochrane và danh bạ nghiên cứu có nhóm chứng Cochrane. Nghiên cứu gần đây nhất là tháng 10/1998.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các nghiên cứu ngẫu nhiên bao gồm những phụ nữ được phẫu thuật lấy thai. Các nghiên cứu đòi hỏi phải so sánh ít nhất 2 loại kháng sinh khác nhau. Những nghiên cứu mà so sánh với placebo với phác đồ 1 kháng sinh bị loại vì những NC này đã được phân tích trong tổng quan Cochrane khác.
Thu thập và phân tích dữ liệu: Dữ liệu được trích ra một cách độc lập bởi các nhà tổng quan. Các nhà tổng quan không được “làm mù”, nhận biết các tác giả hoặc nguồn gốc của bài báo. Kết cục chính là viêm nội mạc tử cung nhưng dữ liệu trên các biến chứng nhiễm trùng khác cũng được thu thập.
Kết quả: 51 nghiên cứu được xuất bản từ 1979 – 1994 được chọn và 4 nghiên cứu bị loại khỏi tổng quan. Kết quả sau đó chỉ ra giảm tỷ lệ viêm nội mạc tử cung. Cả ampicillin và cephalosporin thế hệ thứ nhất thì hiệu quả tương đương với tỷ số chênh (OR) 1.27 (KTC 95% 0.84 – 1.93). Khi so sánh ampicillin với cephalosporin thế hệ thứ hai hoặc ba thì tỷ số chênh (OR) 0.83 (KTC 95% 0.54 – 1.26) và khi so sánh cephalosporin thế hệ thứ 1 với thế hệ thứ 2 hoặc 3 thì tỷ số chênh (OR) 1.21 (KTC 95% 0.97 – 1.51). Phác đồ đa liều dự phòng thì không có lợi hơn so với phác đồ đơn liều: OR 0.92 (KTC 95% 0.7 – 1.23). Đường toàn thân hoặc rửa bụng thì không có khác biệt; OR 1.19 (KTC 95% 0.81 – 1.73). Test dị biệt (heterogeneity)* giữa các nghiên cứu không có ý nghĩa bao gồm cả các phân tích nhóm nhỏ khác nhau, mặc dù khoảng tin cậy đôi khi rộng.
Kết luận: Cả ampicillin và cephalosporin thế hệ thứ nhất thì có hiệu quả ngang nhau trong giảm viêm nội mạc tử cung hậu phẫu. Không có thêm lợi ích nào khi dùng kháng sinh phổ rộng hoặc phác đồ đa liều. Cần thiết để thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên để xác định khoảng thời gian tốt nhất để tiêm kháng sinh (ngay sau kẹp rốn hoặc trước phẫu thuật).
Người dịch: Bs Phong – khoa Sản – BVĐKTTAG
* Phụ chú: Test dị biệt (heterogeneity) là test nhằm đánh giá mức độ tương đồng trong các nghiên cứu gốc. Nếu test có ý nghĩa (p < 0.1) tức là các nghiên cứu gốc có kết quả rất thay đổi (không tương đồng) nên kết quả của bài tổng quan không có giá trị thống kê. Ngược lại test không có ý nghĩa (p > 0.1) thì kết quả tổng quan có giá trị thống kê.