Thuốc không corticosteroid trong điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em. non-corticosteroid treatment for nephrotic syndrome in children

Author: Hodson, Elisabeth MWillis, Narelle SCraig, Jonathan C

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2009.

Đặt vấn đề: 80-90% trẻ em bị hội chứng thận hư nhạy với steroid (SSNS) bị tái phát. Khoảng phân nửa số đó tái phát thường xuyên và có nguy cơ bị tác dụng phụ nặng của thuốckháng viêm Corticosteroids. Thuốc ức chế miễn dịch non-corticosteroid được sử dụng để kéo dài thời gian giảm bệnh ở trẻ HCTH, tuy nhiên những thuốc này có những tác dụng phụ có hại đáng kể.Hiện nay, không có sự nhất trí bởi vì thuốc thích hợp nhất cho bườc điều trị thứ hai ở trẻ đáp ứng với steroid , nhưng bệnh vẫn tiếp tục tái phát

Mục tiêu: Đánh giá lợi ích và tác hại của thuốc ức chế miễn dịch non-corticosteroid ở trẻ HCTH tái phát.

Chiến lược nghiên cứu: Chúng tôi tra cứu thông tin từ Trung tâm đăng ký các thử nghiệm có đối chứng Cochrane, MEDLINE, EMBASE, danh sách tài liệu tham khảo, các báo cáo hội nghị và liên hệ với các nhà nghiên cứu đã được biết.

Tiêu chí lựa chọn: Các nghiên cứu có đối chứng ngẫu nhiên hoặc nghiên cứu bán thực nghiệm so sánh giữa sử dụng thuốc kháng viêm không steroid với giả dược, với prednison hoặc không điều trị gì , so sánh sự khác nhau liểu dùng  và/hoặc thời gian dùng các ức chế miễn dịch không steroid thuộc cùng nhóm / khác nhóm.

Phân tích và thu thập dữ liệu: Hai tác giả độc lập đánh giá chất lượng nghiên cứu và rút ra dữ liệu. Các phân tích thống kê được thực hiện sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên(random effects model ) và các kết quả thể hiện như tỉ số nguy cơ (RR) với khoảng tin cậy 95%

Kết quả chính: Chúng tôi tuyển chọn được 26 nghiên cứu (gồm 1173 trẻ em). Kết quả thể hiện như sau:

– Cyclophosphamide (RR 0.44, 95% KTC 0.26 to 0.73) và Chlorambucil (RR 0.15, 95% KTC 0.02 to 0.95) làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát trong 6-12 tháng  so với chỉ dùng đơn độc prednisone.

– Nguy cơ tái phát trong 2 năm giữa dùng Chlorambucil và Cyclophosphamide giống nhau  (RR 1.31, 95% KTC 0.80 to 2.13)

– Nguy cơ tái phát trong 1 năm giữa uống và truyền tĩnh mạch Cyclophosphamide cũng không khác nhau (RR 0.99, 95% KTC 0.76 to 1.29)

– Cyclosporin hiệu quả tương đương Cyclophosphamide (RR 1.07, 95% KTC 0.48 to 2.35) và

– Levamisole hiệu quả cao hơn so với dùng duy nhất thuốc Steroide, nhưng hiệu quả không được duy trì liên tục khi  ngưng thuốc (RR 0.43, 95% KTC 0.27 to 0.68)

– Nguy cơ tái phát giữa dùng Mycophenolate mofetil và Cyclosporin giống nhau (RR 5.00, 95% KTC 0.68 to 36.66), nhưng có KTC rộng

– Mizoribine và Azathioprine hiệu quả không tốt hơn dùng giả dược hoặc chỉ dùng Prednisone để duy trì sự thuyên giảm bệnh.

Kết luận của tác giả:  Điều trị đợt 8 tuần dùng Cyclophosphamide /hoặcChlorambucil và dợt kéo dài dùng Cyclosporin và Levamisole làm giảm nguy cơ tái phát ở trẻ HCTH tái phát so với dùng đơn độc Corticosteroide. Hiệu quả khác nhau quan trọng trong lâm sàng đã được chứng minh và cần có thêm những nghiên cứu so sánh.

Người dịch : BS Nam Phương, Khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)