Suy giảm testosterone trong hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường týp 2 nam giới

TÓM TẮT:

Testoterone (T) là nội tiết tố nam quan trọng, có vai trò quan trọng trong hoạt động tình dục của nam giới và sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp của nam giới (râu, lông, tóc, tinh hoàn và dương vật,…). Testosterone cũng còn có tác dụng bảo vệ tổ chức xương, nồng độ testosterone huyết thanh thấp thường gây ra hội chứng suy sinh dục nam ảnh hưởng với tình trạng sức khỏe lâu dài bao gồm một số bệnh lý liên quan như tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa thiếu hụt testosterone với hội chứng chuyển hóa và bệnh đái thái đường týp 2. Bên cạnh đó hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một điều kiện đặc trưng bởi một số xảy ra đồng thời mất cân bằng chuyển hóa thường ở giai đoạn sớm của bệnh đái tháo đường týp 2 cũng liên quan đến thiếu hụt testosterone. Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy liệu pháp testosterone thay thế đã được chứng minh sự cải thiện chất lượng cho các bệnh nhân hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường týp 2 nam giới.

I. VAI TRÒ TESTOSTERONE TRONG HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA:

Trong HCCH vai trò mô mỡ hiện được xem là cơ quan nội tiết sản xuất phần lớn các hormon và cytokin, trong đó mỡ tạng có ái lực mạnh với các thụ thể andogen và các axit báo vì thế các thụ thể androgen bị tích lũy trong mỡ. Hiện nay có bằng chứng cho rằng testosterone là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến béo phì. Sản xuất chất leptin từ mô mỡ liên quan chặt chẽ với đề kháng insulin và đóng vai trò chính trong tổng hợp hormon và giảm nồng độ testosterone huyết tương.

II. VAI TRÒ TESTOSTERONE TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2:

Kết quả một số nghiên cứu ghi nhận 20 – 64% của những đối tượng nam giới thiếu hụt testosterone (thiểu năng sinh dục) bị bệnh đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ bệnh nhân nam mắc đái tháo đường týp 2 và thiểu năng sinh dục gia tăng trong các nhóm nam giới lớn tuổi. Những nam giới có nồng độ testosterone giảm nhẹ (nhưng không thấp, đủ để coi là testosterone thiếu) cũng có nhiều khả năng có nồng độ insulin thấp và tăng glucose máu. Mặt khác liệu pháp điều trị giảm nồng độ testosterone (trong liệu pháp giảm androgen, được sử dụng bởi những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt bởi vì testosterone kích thích sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt) cũng đã ghi nhận nồng độ insulin thấp hơn.

Nam giới có nồng độ testosterone thấp, ngoài việc có mức insulin thấp hơn, có nhiều khả năng để phát triển hội chứng chuyển hóa hoặc một sự mất cân bằng trao đổi chất đặc trưng cho nó (Ví dụ suy giảm quá trình chuyển hóa insulin, béo phì, tăng huyết áp). Vì thế các nhà khoa học gợi ý rằng suy sinh dục nên được coi là một sự mất cân bằng là đặc trưng của hội chứng chuyển hóa. Bằng chứng cho thấy rằng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bị thiếu hụt testosterone. Một tỷ lệ lớn hơn trên những người đàn ông đái tháo đường và béo phì có thiếu hụt testosterone, và khả năng thiếu hụt testosterone tăng lên khi bệnh đái tháo đường týp 2 tiến triển hoặc trở nên xấu đi. Ngoài ra còn có bằng chứng về mối liên quan giữa kháng insulin, nồng độ đường máu, béo phì dạng nam và nồng độ testosterone tự do trong người đàn ông mắc bệnh đái tháo đường týp 1. Béo bụng xuất hiện đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ trên. Béo bụng gây ra đề kháng insulin, do đó làm giảm nồng độ testosterone liên quan đến sự gia tăng chuyển đổi lượng testosterone thành oestradiol.

Sự hiểu biết về mối liên quan giữa thiếu hụt testosterone và bệnh đái tháo đường dẫn đến liệu pháp testosterone thay thế (TRT) như là một điều trị kháng insulin ở nam giới mắc bệnh đái tháo đường. Bằng chứng để cho thấy TRT đã cải thiện quá trình chuyển hóa insulin ở nam giới mắc đái tháo đường có suy sinh dục.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đều cho thấy giảm testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tình trạng này càng nặng khi có kèm theo béo phì, THA, rối loạn lipid máu, đặc biệt ở những bệnh nhân đã có biến chứng bệnh mạch vành. Ngoài ra các nghiên cứu còn ghi nhận có mối tương quan giữa testosterone với các yếu tố nguy cơ như tuổi, thời gian phát hiện ĐTĐ, các chỉ số nhân trắc, các thông số lipid máu, đường máu, HbA1c và một số yếu tố nguy cơ tim mạch.

III. VAI TRÒ TR TRONG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH (XVDM):

  1. Testosterone và các chất chỉ điểm viêm: Các cytokine tiền viêm như NTFα, II-1 và IL-6 có liên quan đến xơ vữa. Ngược lại, IL-10 và adiponectin là chất chống xơ vữa (etheroprotective). Testosterone có tác dụng ức chế miễn dịch trên hệ thống miễn dịch. Hiện tượng viêm, nhiễm trùng và chấn thương làm giảm nồng độ testosterone như là một kết quả ức chế hoạt động của các cytokine viêm trên trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn. Testosterone cững trực tiếp ức chế sản xuất cytokine từ các tế bào lympho.
  2. Testosterone và các phân tử kết dính thành mạch: Các phân tử kết dính thành mạch trong quá trình XVĐM bao gồm Vascular Adhesion Molecule (VCAM-1), ICAM-1, các tế bào viêm,… Các phân tử này được trình diện trên bề mặt các tế bào nội mạc mạch máu ở những vùng có tổn thương xơ vữa động mạch được hình thành, có vai trò quan trọng trong việc tụ tập các tế bào đơn nhân trong quá trình sinh xơ vữa.
  3. Testosterone và yếu tố đông cầm máu: Các yếu tố liên quan đến đông máu cầm máu gồm fibrinogen, yếu tố VII, PAI-1, t-PA và tiểu cầu. Các yếu tố này được xác định như là những yếu tố quyết định của các biến cố tim mạch. Sự tạo thành thrombin và hoạt hóa tiểu cầu đóng vai trò nguyên nhân gây tắc mạch, tiểu cầu kết dính vào các vùng trống và giải phóng các hạt của chúng, các hạt này có chứa các cytokin và các yếu tố tăng trưởng, cuối cùng sự hoạt hóa các yếu tố về đông máu cầm máu thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa. Nồng độ testosterone thấp có liên quan với tình trạng đông máu.
  4. Testosterone và chuyển hóa lipid: Nồng độ HDL-C tăng HDL-C, tăng TG yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch tương quan với nồng độ SHBG thấp và nồng độ testosterone huyết tương toàn phần thấp.
  5. Testosterone và huyết áp động mạch: Có bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tể học về hội chứng chuyển hóa rằng có một mối tương quan nghịch giữa nồng độ lưu hành của testosterone và huyết áp. Nồng độ thấp testosterone ở nam giới thường kết hợp với huyết áp cao, khối tâm thất trái và phì đại thất trái. Một phần giải thích có thể là cứng động mạch lớn, nhưng khi quan sát ở những người đàn ông được điều trị bỏ androgen bằng điều trị với chất chủ động GnRH đang ung thư tuyến tiền liệt và những người đã từng sụt giảm mạnh testosterone.
  6. Testosterone và bệnh mạch vành: Yếu tố nguy cơ mạnh nhất của BMV là tăng theo tuổi và giới, mặc dù có sự thay đổi lớn tỷ lệ chết BMV giữa các quốc gia, tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Xơ vữa mạch vành là tăng theo tuổi là điều không tránh khỏi, theo thời gian các yếu tố nguy cơ được khẳng định, cùng với sự suy giảm chức năng nội mạc mạch, tổn thương động mạch ức chế miễn dịch, cuối cùng tạo thành XVĐM.

Theo Hak và công sự (2002) nhận thấy nồng độ testosterone huyết tương thấp liên quan đến xơ vữa động mạch. Theo English và công sự (1997) cho rằng nồng độ testosterone huyết tương thấp có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ BMV gồm THA tâm thu và tâm trương, tăng lipid, tăng fibrinogen, insulin và các yếu tố đông máu cầm máu.

IV. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TESTOSTERONE:

  1. Kiểm soát một số yếu tố nguy cơ:
  • Kiểm soát chỉ số khối cơ thể.
  • Kiểm soát chế độ ăn.
  • Kiểm soát tiêu thụ rượu: trong cả hai loại nghiên cứu ngắn và dài hạn đã được chứng minh trong các thí nghiệm trên động vật, rượu làm giảm nồng độ testosterone.
  • Kiểm soát hút thuốc lá.
  • Kiểm soát căng thẳng (stress).
  1. Bổ sung testosterone (testosterone replacement therapy: TRT)
  • Liệu pháp hormon testosterone sử dụng khi có sự biến đổi về cân bằng hormon (giai đoạn tắt dục), khi đối diện với những nguy cơ đến sức khỏe nên trên (loãng xương, tính khí thất thường, cơn bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, giảm nghị lực sống và sức mạnh cơ bắp), những dấu hiệu nêu trên việc bổ sung testosterone không những có lợi còn là cần thiết.
  • Ngoài ra một số triệu chứng như đau khớp, một mõi, chán nãn,… không nên quy vào bệnh của người lớn tuổi. Việc bổ sung testosterone có thể làm cho các triệu chứng nói trên chấm dứt và phục hồi chất lượng cuộc sống cho người có tuổi. Tuy nhiên trước khi bổ sung liệu pháp hormon nam, bệnh nhân cần định lượng nồng độ testosterone; nếu thấp dưới mức sinh lý sẽ tiến hành bổ sung dưới dạng thuốc viên, thuốc dưới da, gel hay tiêm.
  • Một số khuyến cáo khi bổ sung testosterone có thể làm phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay trầm trọng thêm ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy trước khi điều trị bổ sung bằng testosterone cần kiểm tra tuyến tiền liệt (siêu âm) và định lượng PSA. Trên lâm sàng những bệnh nhân được điều trị testosterone đều hài lòng về liệu pháp đã giúp cải thiện những biến đổi đôi khi xảy ra sớm ngay từ tuổi 50.
  • Liệu pháp bổ sung testosterone có thể giúp một nam giới lớn tuổi có nồng độ testosterone trở về giới hạn sinh lý góp phần nâng cao chất lượng sống.

KẾT LUẬN:

Testosterone là một hormon sinh dục quan trọng của nam giới. Sự giảm nồng độ testosterone ảnh hưởng đến đời sống tình dục, hệ thống tuần hoàn và cơ khớp. Các biểu hiện lâm sàng và nguy cơ bệnh lý do giảm testosterone ở nam giới ảnh hưởng đến chất lượng sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau và liên quan đến bệnh lý mạn tính như hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường týp 2. Nồng độ testosterone thấp có tương quan với sự hiện diện và độ trầm trọng của bệnh lý rối loạn chuyển hóa và tim mạch. Bên cạnh can thiệp các yếu tố nguy cơ, sử dụng hợp lý liệu pháp testosterone thay thế góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho đối tượng này.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)