Maliekal Mona, Hemvani Nanda, Ukande Usha, Geed Sanjay, Bhattacherjee Maitreyee, George Julie, Chitnis DS, Comparison of traditional hand wash with alcoholic hand rub in ICU setup. Indian Journal of Critical Care Medicine, Vol. 9, No. 3, 2005, pp. 141-144.
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng bệnh viện tỷ lệ thường cao ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) hơn so với các đơn vị khác của bệnh viện, và bàn tay của nhân viên chăm sóc sức khỏe (NV) đóng một vai trò chính trong việc truyền các nhiễm trùng.
Mục đích: Để so sánh hiệu quả của việc rửa tay thường qui (truyền thống) với chà tay bằng alcohol trong việc giảm các hệ vi khuẩn chí thoáng qua trên tay của y tá tại ICU.
Vật liệu và phương pháp: Bao gồm các 34 y tá trong ICU, từ tháng 1- 3/2003. Tổng cộng có 204 mẫu cấy từ bàn tay nhân viên, bằng cách ấn ngón tay vào đĩa thạch MacConkey. Các đối tượng sau đó được chà rửa tay có cồn hoặc rửa tay thường qui và kiểm tra lại vi khuẩn còn sót lại bằng cách ấn ngón tay lại trên thạch MacConkey.
Kết quả: Escherichia coli, Klebsiella spp. Trực khuẩn Gram âm không lên men lactose,Staphylococcus, Streptococcus là các loại vi khuẩn hợp thành hệ vi khuẩn chí thường có trên bàn tay. Mật độ vi khuẩn mức độ trung bình và nhiều, được tìm thấy ở tay chiếm đến 92,2% trước khi rửa tay. Rửa tay thường qui làm giảm hệ vi khuẩn chí trên tay trong 50% trường hợp, trong khi chà tay có cồn đạt được hiệu quả trong 95% trường hợp.
Kết luận: So với rửa tay thường qui, chà tay có cồn có hiệu quả hơn trong việc giảm hệ vi khuẩn chí trên tay của nhân viên, ngòa ra còn thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Đây là 1 khuyến cáo về thực hành vệ sinh bàn tay trong các khu vực có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như tại ICU.
Người dịch: ĐD Sinh, khoa ICU