- Phục hồi chức năng tim mạch là gì?
WHO khuyến cáo tất cả bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp. Điều này se giúp cho hầu hết các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim giảm được nguy cơ tái phát các bệnh tim do mạch vành.
- Những lợi ích của hoạt động thể lực?
- Cải thiện tuần hoàn, cải thiện trao đổi khí, cải thiện chuyển hóa
- Giúp đào thải độc chất
- Giúp tinh thần tỉnh táo, cân bằng và lạc quan hơn
- Rèn luyện kỷ luật
- Hồi phục tốt hơn sau bệnh lý tim mạch
- ổn định huyết áp và tần số tim
- Tránh được hiện tượng loãng xương.
- Khi nào bắt đầu tập luyện thì an toàn?
- Hoạt động thể lực ở mức độ trung bình một cách đều đặn là một yếu tố sống còn để đưa bạn trở lại cuộc sống thường ngày như trước khi bị bệnh
- Tập luyện đều đặn hằng ngày, tăng dần mức độ hoạt động thể lực một cách từ từ theo lời khuyên của thầy thuốc, đặc biệt là bảng hướng dẫn đi bộ.
- Những hoạt động thể lực nào phù hợp với bạn?
- Hãy thực hiện các hoạt động mà bạn thấy hứng thú và muốn tiền hành một cách đều đặn: đi bộ một cách nhẹ nhàng và an toàn, bạn có thể xây dựng một kế hoạch đi xe đạp, bơi lội, hay các công việc hằng ngày và làm vườn vài tuần sau đó.
- Chú ý: ít nhất 6 – 8 tuần sau khi phẫu thuật tim mở bạn mới nên tập vận động thể lực ở các chi trên ví dụ như bơi lội, vì đây là thời gian cần thiết để làm liền vết thương ở xương ức.
- Bạn nên hoạt động thể lực như thế nào?
- Cảm giác của bạn chính là hướng dẫn tốt nhất cho mức độ hoạt động thể lực mà bạn có thể tập luyện một cách an toàn: phải luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong khi tập luyện; nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước làm bạn bị mệt và đau đớn, hãy nghỉ 1 ngày để hồi phục lại sức khỏe hoàn toàn.
- Nếu bạn bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi
- Nếu bạn được kê đơn thuốc chống đau thắt ngực, hãy mang các thuốc đó theo khi bạn tập luyện các hoạt động thể lực, và hãy thực hiện theo chỉ dẫn của các bác sĩ khi sử dụng các thuốc đó.
- Nếu các dấu hiệu trên lại xuất huyện, hãy liên lạc với bác sĩ vì bạn có thể cần lời khuyên về mức độ hoạt động thể lực và những điều trị cần thiết. Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ trong vòng 10 – 15’ sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể bạn đã bị nhồi máu cơ tim tái phát hãy đến trung tâm y tế hay bác sĩ gần nhất để có lời khuyên.
- Làm thể nào để tăng dần các hoạt động thể lực?
Một số gợi ý giúp bạn tăng cường các hoạt động thể lực hằng ngày:
- Hãy trèo cầu thang bộ thay cho đi thang máy, đi bộ đến các cửa hàng ở trong khu vực bạn sống hay đi bộ đến bến tàu thay cho việc đi xe.
- Mặc quần áo, giày phù hợp với thời tiết và hoạt động thể lực của bạn. Chọn giày mềm và có lớp đẹm chống sang chấn. Nếu trời quá nóng, ẩm hay lạnh hãy hoãn việc tập luyện của bạn lại cho đến khi thời tiết trở nên dễ chịu hơn. Không nên tập luyện ngay sau ăn, sau uống rượu, hay khi cảm thấy không khỏe.
- Bù lại lượng nước bị mất bằng cách uống nước trong và sau khi tập luyện
- Tập luyện thể lực có nguy hiểm gì không?
- Một cuộc sống tĩnh tại nguy hiểm hơn một cuộc sống hoạt động thể lực đều đặn. Điều này vẫn đúng ngay cả khi bạn có bệnh tim.
- Chúng ta đều biết có những người bề ngoài khỏe mạnh bị tử vong vì nhồi máu cơ tim trong khi tập luyện thể thao. Thường thì những người này không nhận thức đúng đắn về tình trạng bệnh tim của mình và tập luyện quá mức. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm.
- Cơ và khớp có thể bị chấn thương do các hoạt động thể lực. có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn đúng loại hoạt động thể lực và không tập luyện quá mức.
- Nếu bạn bị chấn thương, hãy giảm mức độ hoạt động thể lực xuống và nếu cần thiết hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Các vấn đề khác trong phương pháp điều trị không dùng thuốc:
- Cai thuốc lá: hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch. Lợi ích của việc ngừng thuốc lá gần như đạt được tức thì. Ngay khi bạn ngừng hút thuốc, nguy cơ tái phát bệnh tim của bạn bắt đầu giảm xuống. sau 1 năm cai thuốc lá, nguy cơ bạn bị nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp bạn tiếp tục hút thuốc.
- Thức ăn lành mạnh: ăn nhạt và hạn chế ăn những thức ăn có chứa chất béo bão hòa. Chất béo bảo hòa được thấy trong các sản phẩm có chứa chất béo toàn phần, đặc biệt là sản phẩm sữa và pho mát, thịt mỡ, bơ, dầu thực vật: dầu dừa và dầu cọ, và hầu hết các thức ăn nhanh, các loại bánh như bánh quy, bánh ga tô.
Hãy thay thế thức ăn có chứa chất béo bão hòa bằng thức ăn có chưa một lượng trung bình các chất béo đa chuỗi và đơn chuỗi không bão hòa như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu lạc.
Ăn thức ăn lành mạnh cũng bao gồm lựa chọn thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau xanh, hoa quả và một số loại đầu, các thức ăn làm từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, bánh đa,bánh phở và ăn một lượng trung bình thịt nạc, thịt gia cầm.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể bạn:
Béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều cơ bạn để đạt được trọng lượng lý tưởng là duy trì chết động ăn lành mạnh và tập luyện đều đặn.
- Kiếm soát huyết áp và tần số tim: huyết áp cao và tần số tim nhanh là các yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch. Hãy sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để đạt mục tiêu là <140/90 mmHg và tần số tim mục tiêu là <70 l/p. Nếu huyết áp và tần số tim của bạn cao hơn mục tiêu, hãy yêu cầu bác sĩ điều chỉnh thuốc để đưa các chỉ số trên về mục tiêu cần đạt.
- Kiểm soát đường máu: đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Hãy thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc hạ đường máu theo sự hướng đẫn của bác sĩ để đưua đường trong máu trở lại mức bình thường.
- Điều trị rối loạn lipid máu: rối loạn lipid máu cũng là một yếu tốt nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Hãy thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc cần thiết để đưa ra chỉ số lipid máu về mục tiêu cần đạt.
Nguồn:
- “Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm” TS. BS. Nguyễn Thị Kim Liên – BV Bạch Mai
- “Phục hồi chức năng tim mạch” PGS. TS. BS Nguyễn Quang Tuấn – BV Tim Hà Nội
- https://www.cdc.gov/features/cardiac-rehabilitation/index.html
- https://www.nhs.uk/conditions/heart-attack/recovery/