Nguy cơ đông máu cao sau khi nhiễm vi-rút Covid 19 sáu tháng

Sau khi bị nhiễm Covid-19, nguy cơ hình thành cục máu đông nghiêm trọng sẽ tăng lên sau sáu tháng, một nghiên cứu từ Thụy Điển cho thấy những người bị Covid nặng, và những người bị nhiễm trong đợt đầu tiên, có nguy cơ đông máu cao nhất. Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin chống lại vi rút. Một nghiên cứu lớn ở Anh cho thấy các cục máu đông cũng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng nhưng nguy cơ nhỏ hơn rất nhiều.

Những người đã từng bị Covid-19 có nhiều khả năng hình thành cục máu đông hơn – đặc biệt là những bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu khi nào nguy cơ đó trở lại mức bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của chỉ hơn một triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 ở Thụy Điển và so sánh họ với bốn triệu người ở cùng độ tuổi và giới tính không bị Covid. Họ nhận thấy nguy cơ cục máu đông ở chân, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), cục máu đông trong phổi, hoặc thuyên tắc phổi trong tối đa ba tháng, tình trạng chảy máu bên trong não, đột quỵ có thể lên đến sáu tháng.

Khi các nhà nghiên cứu so sánh nguy cơ hình thành cục máu đông sau Covid, họ nhận thấy rằng: Cứ 10.000 bệnh nhân Covid thì có bốn người phát triển DVT trong khi chỉ có 01 người bị DVT trong số 10.000 người không mắc Covid. Khoảng 17 bệnh trong 10.000 bệnh nhân Covid có cục máu đông trong phổi so với vài người có cục máu đông trong phổi trên 10.000 người không có Covid.

Nghiên cứu được công bố trên BMJ cho biết nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn trong đợt đầu tiên so với các đợt sau, có thể là do các biện pháp điều trị được cải thiện trong đợt đại dịch và những bệnh nhân lớn tuổi bắt đầu được tiêm phòng đợt thứ hai. ‘Lý do chính đáng để có vắc xin’. Nguy cơ hình thành cục máu đông trong phổi ở những người bị bệnh Covid rất nặng cao gấp 290 lần so với bình thường và cao hơn 7 lần so với bình thường sau khi bị Covid nhẹ. Nhưng không có nguy cơ xuất huyết trong trong các trường hợp nhẹ.

Anne-Marie Fors Connolly, nhà điều tra nghiên cứu chính từ Đại học Umea, Thụy Điển cho biết: “Đối với những người chưa được tiêm chủng, cần phải tiêm vắc-xin do rủi ro do bệnh cao hơn rất nhiều so với rủi ro do vắc-xin”.

Các nhà nghiên cứu không thể chứng minh rằng Covid gây ra cục máu đông trong nghiên cứu này nhưng họ có một số giả thuyết về lý do tại sao nó xảy ra. Đó có thể là tác động trực tiếp của vi rút lên lớp tế bào tạo thành mạch máu, phản ứng viêm quá mức đối với vi rút hoặc cơ thể tạo ra cục máu đông vào những thời điểm không thích hợp.

Vắc xin rất hiệu quả đối với Covid nặng, nhưng ít bảo vệ chống lại các biến thể mới như Omicron – có nghĩa là tái nhiễm lặp lại với các triệu chứng là phổ biến khi các quốc gia tìm ra cách sống chung với Covid. Frederick K Ho, giảng viên sức khỏe cộng đồng từ Đại học Glasgow, cho biết nghiên cứu này “nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải cảnh giác với các biến chứng liên quan đến nhiễm Covid thậm chí nhẹ, bao gồm cả huyết khối tắc mạch”. Ông cho biết thêm, nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ tăng lên sau khi tiêm chủng, nhưng “mức độ rủi ro vẫn nhỏ hơn và tồn tại trong thời gian ngắn hơn so với nguy cơ bị nhiễm Covid”.

(Dựa theo “Covid 19: Blood clot risk higher for six months after having virus”

                           Philippa Roxby, Health reporter, published in the BMJ).

BS.CKII Phạm Ngọc Kiếu – Trưởng khoa Hồi sức tích cực

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)