Mối liên quan giữa sử dụng sữa với bệnh lý tim mạch và tỉ lệ tử vong trên 21 quốc gia của 5 châu lục: một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.

Association of dairy intake with cardiovascular disease and mortality in 21 countries from five continents (PURE): A prospective cohort study.

Dehghan M et al.

Lancet 2018 Sep 11; [e-pub]. (https://doi.org/10.1016/S0140-6736(18)31812-9)

 

Tổng quan:

Hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị rằng nên giảm tiêu thụ các sản phẩm sữa nguyên chất, vì đây là nguồn chất béo bão hòa và được cho là ảnh hưởng bất lợi đến lipid máu và làm tăng bệnh tim mạch và tử vong. Bằng chứng cho sự tranh cãi này khá là thưa thớt và ít, dữ liệu về ảnh hưởng của việc tiêu thụ sữa đối với sức khỏe đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Do đó, mục đích của nghiên cứu chúng tôi nhắm vào việc đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng sữa – các chế phẩm từ sữa với tỷ lệ tử vong và các bệnh lý về tim mạch nặng.

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu dịch tễ học tiền cứu ở nông thôn – đô thị (PURE), một nghiên cứu đoàn hệ đa quốc gia ở những người trong độ tuổi 35–70 từ 21 quốc gia ở năm châu lục. Khẩu phần ăn của các sản phẩm làm từ sữa cho 136 384 cá thể được ghi lại bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tần số thực phẩm được kiểm định cho từng quốc gia. Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua và phô mai (phomat). Chúng tôi tiếp tục phân nhóm các loại thực phẩm này thành sữa nguyên kem và sữa ít béo. Kết quả chính của nghiên cứu là tổng hợp tỷ lệ tử vong hoặc các biến cố tim mạch lớn (được định nghĩa là tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không gây tử vong, đột quỵ hoặc suy tim).

Kết quả

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 đến ngày 14 tháng 7 năm 2018, chúng tôi đã ghi lại 10.567 biến cố (tử vong [n = 6796] hoặc các biến cố tim mạch lớn [n = 5855]) trong suốt 9,1 năm theo dõi. Tổng lượng sữa tiêu thụ nhiều hơn (> 2 phần ăn mỗi ngày so với không uống) có liên quan đến giảm nguy cơ chung của kết cục (HR 0.84, KTC 95%: 0.75–0.94; p = 0.0004), tổng tỷ lệ tử vong (HR 0.83, KTC 95% 0.72–0.96; p = 0.0052), tử vong không do bệnh lý tim mạch (HR 0.86, KTC 95%: 0.72–1.02; p = 0.046),  tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch (HR 0.77, KTC 95%: 0.58 -1.01; p = 0,029), bệnh lý tim mạch nặng (HR 0.78, KTC 95%: 0.67–0.90; p = 0.0001) và đột quỵ (HR 0.66, KTC 95%: 0.53–0.82; p = 0.0003). Không có mối liên quan đáng kể nào với nhồi máu cơ tim (HR 0.89, KTC 95% 0.71–1.11; p = 0.163). Uống sữa nhiều hơn (> 1 khẩu phần so với không uống) và ăn sữa chua có liên quan đến làm giảm nguy cơ chung của bệnh lý tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong lần lượt với HR 0.90, KTC 95% 0.82–0.99; p = 0.0529 ; HR 0.86, KTC 95% 0.75–0.99 ; p = 0.0051, trong khi sử dụng pho mát không liên quan đáng kể với kết cục chung (HR 0.88, KTC 95%: 0.76–1.02; p = 0.1399). Lượng bơ sử dụng thấp và không liên quan đáng kể với kết cục lâm sàng (HR 1.09, KTC 95% 0.90–1.33; p = 0.4113).

Diễn dịch kết quả

Sử dụng sữa có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong và các biến cố bệnh tim mạch nặng trong một nghiên cứu đoàn hệ đa quốc gia.

Người dịch: BS. Lê Nguyễn Quang Thái, Khoa dinh dưỡng, BVĐKTTAG

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)