M Darmon, Timsit JF, A Francais, Nguile Makao-M, C Adrie, Y Cohen, M Garrouste-Orgeas, D Goldgran-Toledano, AS Dumenil,S Jamali, Cheval C, Allaouchiche B, Souweine B, và Azoulay E, Association between hypernatraemia acquired in the ICU and mortality: a cohort study. Nephrol. Dial. Transplant., February 17, 2010
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này là để mô tả sự phổ biến và kết cục của tăng natri máu trong ICU (IAH).
Phương pháp: Một phân tích hồi cứu được thực hiện trên một cơ sở thu thập dữ liệu tại 12 khoa ICU. Đối tượng được chọn là những bệnh nhân nằm tại ICU> 48 h. Tăng natri máu từ nhẹ, trung bình đến nặng được định nghĩa là natri > 145 mmol/L và > 150 mmol / L, tương ứng.
Tăng natri máu là tăng natri xảy ra ≥ 24 h sau khi nhập viện ở ICU với natri huyết thanh bình thường khi nhập ICU.
Kết quả: Trong số 8.441 bệnh nhân, loại trừ 301 bởi vì các BN này đã có tăng natri máu lúc nhập viện tại ICU. Trong số 8.140 bệnh nhân còn lại, 901 (11,1%) có tăng natri máu nhẹ, và 344 (4,2%) có tăng natri máu trung bình đến nặng. Các yếu tố độc lập liên quan với tăng natri máu là nam giới, độ nặng lúc nhập viện đánh giá theo thang điểm SAPS II, và suy cơ quan hoặc điều trị hỗ trợ tại ICU lúc nhập viện. Tỷ lệ tử vong ở bệnh viện chưa hiệu chỉnh là 15,2% ở những bệnh nhân không tăng natri máu so với 29,5% ở bệnh nhân có tăng natri máu nhẹ và 46,2% ở bệnh nhân có tăng natri máu trung bình đến nặng (P <0.0001). Khi bất kỳ mức độ của tăng natri máu đã được xử lý như một biến phụ thuộc thời gian trong mô hình Cox, tỉ số nguy cơ (hazard ratio) tử vong tại ICU là 4,26 [KTC 95%, 3,74-4,84]. Sau khi phân tầng theo trung tâm và điều chỉnh các yếu tố nhiễu của tăng natri máu, cả tăng natri máu nhẹ, trung bình đến nặng là kết hợp độc lập với tỷ lệ tử vong [tỉ số nguy cơ: 2,03 (KTC 95% 1,73-2,39) và 2,67 (KTC 95% 2,19-3,26), tương ứng].
Kết luận: Tăng natri máu là thường gặp và liên quan với tỷ lệ tử vong sau khi đã hiệu chỉnh độ nặng tại ICU lúc nhập viện
Người dịch: BS Trung, khoa ICU – BVĐKTT An Giang