Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật lấy thai

Author: Hofmeyr, G JustusSmaill, Fiona M

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2009.

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Yếu tố nguy cơ đơn độc quan trọng nhất của nhiễm trùng hậu sản là phẫu thuật lấy thai.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của bài tổng quan này là đánh giá hiệu quả của điều trị kháng sinh dự phòng trong biến chứng nhiễm khuẩn ở phụ nữ sau phẫu thuật lấy thai.

NGUỒN TÀI LIỆU

Chúng tôi tìm các nghiên cứu về thai kỳ và trẻ em trên Cochrane (2002) và thử nghiệm có nhóm chứng trên Cochrane ( số 4, 2001).

TIÊU CHUẨN CHỌN

Thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh kháng sinh dự phòng và không điều trị ở cả hai nhóm phẫu thuật lấy thai chọn lọc và không chọn lọc.

KẾT QUẢ

81 nghiên cứu đã được thu nhận. Dùng kháng sinh dự phòng ở phụ nữ  phẫu thuật lấy thai có sự giảm rõ rệt tỷ lệ sốt, viêm nội mạc tủ cung, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng niệu và nhiễm trùng nặng sau phẫu thuật lấy thai. Giảm nguy cơ viêm nội mạc tử cung với điểu trị kháng sinh thì tương tự giữa hai nhóm bệnh nhân. Nguy cơ tương đối (RR) của viêm nội mạc tử cung ở nhóm mổ lấy thai chọn lọc (n = 2037) là 0.38 ( 95%CI 0.22 – 0.64), RR của phẫu thuật lấy thai không chọn lọc (n = 2132) là 0.39 ( 95%CI 0.34 – 0.46), RR chung 2 nhóm ( n = 11,937) là 0.39 ( 95% CI 0.31 – 0.43). Nhiễm trùng vết mổ giảm: Mổ lấy thai chọn lọc ( n = 2015) RR = 0.37 (95% CI 0.53 – 0.99), mổ lấy thai không chọn lọc ( n = 2780) RR = 0.36 (95% CI 0.26 – 0.51) và cho tất cả bệnh nhân (n=11,142) RR 0.41 (95% CI 0.29 – 0.43).

KẾT LUẬN

Giảm viêm nội mạc tử cung từ 2/3 đến 3/4 lần và giảm nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy cần thiết khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật lấy thai chọn lọc hoặc không chọn lọc.

Người dịch: BS Phong – Khoa Sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)