Ischemic and bleeding outcomes of triple therapy in patients on chronic anticoagulation undergoing percutaneous coronary intervention: a meta-analysis of randomized trials.

Bản gốc

JRSM Cardiovasc Dis. 2019 Nov 1;8:2048004019885572. doi: 10.1177/2048004019885572. eCollection 2019 Jan-Dec.

Ischemic and bleeding outcomes of triple therapy in patients on chronic anticoagulation undergoing percutaneous coronary intervention: A meta-analysis of randomized trials.

Dahal K1,2Mustafa U1Sharma SP3Apte N1Bogabathina H1Hanna M1Watti H1Azrin M2Lee J2Mina G1Katikaneni P1Modi K1.

Author information

  1. Division of Cardiology, Department of Medicine, Louisiana State University Health Sciences Center, Shreveport, LA, USA.
  2. Division of Cardiology, Calhoun Cardiovascular Center, University of Connecticut Health Center, Farmington, CT, USA.
  3. Division of Cardiology, Garden City Hospital, Michigan State University, Garden City, MI, USA.

Abstract

BACKGROUND:

Triple therapy (TT) that includes oral anticoagulation and dual antiplatelet therapy is recommended in patients who are on chronic anticoagulation and undergo percutaneous coronary intervention (PCI). The randomized clinical trials (RCTs) comparing the effectiveness and safety of TT compared to double therapy (DT), which consists of an oral anticoagulation and one of the P2Y12 inhibitors, have shown increased risk of bleeding; however, none of the individual studies were powered to show a difference in ischemic outcomes. To compare the clinical outcomes of TT and DT, we performed this meta-analysis of RCTs.

METHODS:

Electronic search of PubMed, EMBASE and Cochrane CENTRAL databases was performed for RCTs comparing TT and DT in patients who were on oral anticoagulation (Vitamin K antagonist or non-vitamin K antagonist oral anticoagulant) who underwent PCI. All-cause and cardiovascular mortality, myocardial infarction (MI), stroke, stent thrombosis (ST) and TIMI major and minor bleeding were the major outcomes.

RESULTS:

An analysis of 5 trials including 10,592 total patients showed that TT, compared to DT, resulted in non-significant difference in risk of all-cause [odds ratio (OR); 1.14;95% confidence interval (CI):(0.80-1.63); P = 0.46) and cardiovascular mortality [1.43(0.58-3.36); P = 0.44], MI [0.88 (0.64-1.21); P = 0.42], stroke [1.10(0.75-1.62); P = 0.63] and ST [0.82(0.46-1.45); P = 0.49]. TT, compared to DT resulted in higher risk of TIMI major bleeding [1.61(1.09-2.37); P = 0.02], TIMI minor bleeding [1.85(1.23-2.79); P = 0.003] and TIMI major and minor bleeding [1.81 (1.38-2.38); P < 0.0001; I2 = 52%].

CONCLUSION:

Compared to DT, the patients receiving TT are at a higher risk of major and minor bleeding with no survival benefit or impact on thrombotic outcomes.

Bản dịch

ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC THIẾU MÁU VÀ XUẤT HUYẾT KHI DÙNG “LIỆU PHÁP BA KHÁNG ĐÔNG” SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN ĐANG DÙNG KHÁNG ĐÔNG MẠN TÍNH: MỘT PHÂN TÍCH TỔNG HỢP VÀ CÁC CÁC THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN

Đặt vấn đề:

Liệu pháp ba thuốc kháng đông (sau can thiệp mạch vành) bao gồm một kháng đông đường uống (OAC-Oral Anticoagulation) và kháng tiểu cầu kép được khuyến cáo trên những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông mạn tính và trải qua can thiệp mạch vành qua da (PCI). Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCTs) so sánh hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp bộ ba (TT – Triple Therapy) so với liệu pháp kép (DT – Dual Therapy) – bao gồm thuốc chống đông đường uống và một trong những thuốc ức chế P2Y12, đã cho thấy nguy cơ chảy máu tăng lên. Tuy nhiên, không có nghiên cứu riêng lẻ nào được cung cấp để thấy sự khác biệt về kết quả thiếu máu mạn. Để so sánh kết quả lâm sàng của 2 nhóm liệu pháp, chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng này (RCT).

Phương pháp:

Tìm kiếm dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu lớn như PubMed, EMBASE và Cochrane CENTRAL đã được thực hiện cho các RCT so sánh TT và DT ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống (kháng vitamin K hoặc thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K) đã trải qua PCI. Tử vong do biến cố tim mạch hoặc tất cả các nguyên nhân khác, nhồi máu cơ tim (MI), đột quỵ, huyết khối trong stent (ST) và xuất huyết (TIMI) là kết cục chính.

Kết quả:

Một phân tích với dữ liệu từ 5 thử nghiệm lớn bao gồm 10.592 bệnh nhân cho thấy liệu pháp bộ ba (so với liệu pháp kép) dẫn đến sự khác biệt không đáng kể về nguy cơ của mọi nguyên nhân [tỷ lệ chênh lệch (OR); 1.14; khoảng tin cậy 95% (CI):(0.80-1.63); P=0.46) và tử vong do tim mạch [1.43 (0.58-3.36); P=0.44], nhồi máu cơ tim (MI) [0.88 (0.64-1.21); P = 0.42], đột quỵ [1.10 (0.75-1.62); P = 0.63] và ST [0.82 (0.46-1.45); P = 0.49].

Liệu pháp bộ ba kháng đông (so với liệu pháp kép) dẫn đến nguy cơ xuất huyết lớn cao hơn [1.61(1.09-2.37); P=0.02], xuất huyết nhỏ [1.85(1.23-2.79); P=0.003] và xuất huyết cả lớn và nhỏ [1.81 (1.38-2.38); P<0.0001; I2 = 52%].

Kết luận:

So với liệu pháp kép, bệnh nhân dùng liệu pháp bộ ba có nguy cơ chảy máu lớn và nhỏ cao hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp 3 thuốc kháng đông cũng không ghi nhận có lợi ích sống còn hoặc giảm huyết khối sau can thiệp tốt hơn.

Người dịch BS Phạm Huỳnh Minh Trí

Khoa Tim mạch lão học

BVĐKTT An Giang

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)