Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tin tức Tin tức tổng hợp Sức khỏe - đời sống

Hút thuốc – nguy cơ tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

10 năm ago
in Sức khỏe - đời sống
0
Hút thuốc – nguy cơ tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch
0
Chia sẻ
78
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hút thuốc (thuốc lào, thuốc lá) là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, các bệnh phổi mạn tính. Ngoài nguyên nhân gây các bệnh lý về hô hấp, hút thuốc lá còn tác động lên hệ tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch ngoại vi…

Chính các bệnh lý này lại tác động lẫn nhau gây ra vòng xoắn quẩn làm cho bệnh cảnh lâm sàng càng thêm trầm trọng.

Mặt khác, hút thuốc còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như dạ dày, đại tràng, khả năng hoạt động tình dục, tâm thần… Vì những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và nhờ việc truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế và các hoạt động xã hội khác nên hiện nay, việc hút thuốc tại các nước phát triển đã giảm nhiều trong khi đó thì hút thuốc lại gia tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mối liên quan giữa hút thuốc và các bệnh lý tim mạch

Chỉ riêng hút thuốc lá cũng đã là một yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng gây ra các bệnh lý tim mạch. Nhưng khi hút thuốc ở những người có kèm theo các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì hoặc người có yếu tố gia đình bị bệnh tim mạch thì tác hại của thuốc lá sẽ gấp lên rất nhiều lần chứ không chỉ đơn thuần là tác dụng cộng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, nicotine chỉ là một trong 4.000 thành phần có hại tìm thấy được trong thuốc lá. Do vậy, những loại thuốc được quảng cáo có lọc nicotine cũng không làm giảm đáng kể nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

hut-thuoc-nguy-co-tang-huyet-ap-va-benh-ly-tim-mach

Hút thuốc lá dễ dẫn đến xơ vữa động mạch vành.

Như vậy, hút thuốc gây hại tim mạch như thế nào?

Tác động tức thời của hút thuốc

Khi hút thuốc, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

Hút thuốc gây vữa xơ động mạch

Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình vữa xơ động mạch từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi… Hút thuốc gây ra vữa xơ động mạch theo nhiều cơ chế: Trước hết nó làm tăng nồng độ chất carbon monoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá), là chất làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa; hút thuốc làm giảm chất HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch.

Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu vì vậy sẽ dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Cuối cùng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não. Hút thuốc cũng làm cho lớp tế bào nội mạc mạch (lớp tế bào lát trong thành mạch) bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi, từ đó dễ dàng hình thành mảng xơ vữa dưới lớp nội mạc.

Các nghiên cứu cho thấy, khi dừng hút thuốc làm tăng nồng độ chất HDL-cholesterol, giảm chất LDL-cholesterol và làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch.

Bỏ hút thuốc có lợi gì?

Tốt nhất là không hút thuốc vì những lợi ích của việc không hút thuốc lá như đã nói ở trên.

Vấn đề đặt ra là đối với những người đã hút thuốc rồi thì việc bỏ hút thuốc có lợi ích như thế nào? Trong một tổng kết các nghiên cứu theo dõi lâu dài của việc bỏ hút thuốc so với những người vẫn tiếp tục hút thuốc được đăng tải báo cáo sức khỏe của Hoa Kỳ năm 1995 qua 16 năm theo dõi cho thấy, những người bỏ hút thuốc lá đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ một cách đáng kể so với người tiếp tục hút.

Đặc biệt, nguy cơ này giảm chỉ còn 1,3 so với 2,0 lần ở người hút thuốc nhiều đã bỏ so với những người không bỏ hút thuốc. Bên cạnh đó, việc bỏ hút thuốc ở người chưa từng có biểu hiện của bệnh tim mạch sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch về sau một cách rất rõ ràng. Còn đối với người đã bị bệnh tim mạch thì việc bỏ hút thuốc làm giảm nguy cơ tái phát bệnh hoặc làm nặng bệnh.

Ở những người đã hút thuốc trong một giai đoạn dài (nhiều chục năm) thì khi bỏ hút thuốc vẫn có lợi ích đối với việc giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Việc bỏ hút thuốc thậm chí còn có lợi ích giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tim mạch ngay trong nững ngày đầu tiên. Theo báo cáo của Ban Sức khỏe Hoa Kỳ về lợi ích của bỏ hút thuốc năm 1990, việc bỏ thuốc đã làm giảm đi một nửa các biến cố bệnh tim mạch trong năm đầu và sau khi bỏ 10 năm thì nguy cơ chỉ còn gần tương tự như ở người chưa từng hút thuốc.

Một số người hút thuốc lo ngại rằng, khi bỏ thuốc lá sẽ làm tăng cân và như vậy có ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe không? Việc tăng cân này là do khi bỏ hút thuốc người ta thấy ngon miệng hơn hoặc thường thấy cần phải ăn uống gì đó để quên đi cảm giác hút thuốc. Thêm vào đó, chuyển hóa sẽ tăng khi có nicotine và khi ngừng hút thuốc thì chuyển hóa cơ thể sẽ giảm đi.

Tăng cân ở người đang thiếu cân thì càng tốt cho sức khỏe, còn đối với người đang thừa cân mà tăng cân thì chúng ta đã biết: lợi ích của bỏ hút thuốc sẽ là rất vượt trội nếu so với việc tăng cân tức thời ngay sau khi bỏ hút thuốc. Hơn nữa, chúng ta còn có kế hoạch giảm cân sau khi bỏ hút thuốc như: ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn hàng ngày, làm việc điều độ… Vì vậy, chúng ta không cần phải suy nghĩ, băn khoăn nhiều và hãy ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt. 

Vấn đề hút thuốc lá bị động

Bản thân người hút thuốc lá không chỉ gây hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người xung quanh như gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, nơi công cộng… Những người bị ảnh hưởng này gọi hút thuốc lá bị động. Khi hút thuốc, các chất độc không phải là được đốt cháy toàn bộ, hơn nữa khói thuốc sẽ phát tán các chất độc như carbon monoxid, nocotine…

Chất cotinine, một chất chuyển hóa của nicotine có thể qua rau thai dễ dàng gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ có hút thuốc lá. Những đứa trẻ mà có bố mẹ hút thuốc lá dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp hơn. Phụ nữ hút thuốc mang thai dễ sảy thai, đẻ non hoặc trẻ đẻ thiếu cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ hoặc chết trong nôi (SIDS) xảy ra nhiều hơn ở trẻ có mẹ hút thuốc khi mang thai.

Trước đây, nhiều nghiên cứu mới chỉ đề cập đến khả năng có thể gây ung thư phổi cao hơn ở người hút thuốc bị động. Nhưng những nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá bị động cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch đáng kể (tới 30% so với người không tiếp xúc với người hút thuốc). Trong số đó, hút thuốc lá bị động ở công sở cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 4 lần và nếu ở gia đình thì còn làm tăng lên nhiều nữa. Vấn đề cũng rõ ràng là nếu người hút thuốc lá bị động mà tránh khỏi được môi trường thuốc lá thì cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh đáng kể như người hút thuốc bỏ hút thuốc vậy.

Theo Sức khỏe & đời sống

Bài trước

9 quan niệm sai lầm về café

Bài tiếp theo

Liên hệ bệnh viện

Bài tiếp theo
nh chp mn hnh 2013-01-15 144537

Liên hệ bệnh viện

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

TIN ĐỀ XUẤT

Sentinel HASP for Windows 10/11 – Microsoft Q&A.

3 tuần ago

Thông tin dược qui i- 2016

7 năm ago
Triển khai máy đo mật độ xương hologic discovery wi (mỹ) để chẩn đoán loãng xương.

Triển khai máy đo mật độ xương hologic discovery wi (mỹ) để chẩn đoán loãng xương.

7 năm ago

Hiệu quả của n-acetylcystein đối với màng sinh học: những tác động đối với việc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

5 năm ago

XEM THEO DANH MỤC

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Thuốc kháng viêm không steroid chọn lọc cox-2 (etodolac, meloxicam, celecoxib, rofecoxib, etoricoxib, valdecoxib, và lumiracoxib) điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: một tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế

    Thuốc kháng viêm không steroid chọn lọc cox-2 (etodolac, meloxicam, celecoxib, rofecoxib, etoricoxib, valdecoxib, và lumiracoxib) điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: một tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khi nào cần tiêm phòng dại ?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tìm hiểu về vàng da ở người lớn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Esc21 suy tim – việt ngữ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Viêm dạ dày cấp là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang

Website chính thức của Bệnh viện đa khoa An Giang

Mã xã hội của bệnh viện:

Thông tin

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG

  • Địa chỉ: 60 Ung Văn Khiêm, P. Mỹ Phước, TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang.
  • Điện thoại: (0296).3852989 – 3852862
  • Email: benhviendkttangiang@angiang.gov.vn
  • Fax: 84 296 3854283
  • Chủ tài khoản: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
  • Số tài khoản: 3712.2.1015942
  • Nơi nhận: Kho bạc Nhà nước An Giang
  • Mã số thuế: 1600258404

Site liên kết

Sở y tế An Giang
Bộ y tế
Cục quản lý Khám chữa bệnh
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ

© 2022 Bệnh viện đa khoa An Giang