Hiệu quả và an toàn của thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 trong đái tháo đường type 2: phân tích tổng hợp

Ann Pharmacother. 2012 Nov;46(11):1453-69. doi: 10.1345/aph.1R041. Epub 2012 Nov 7.

Efficacy and safety of dipeptidyl peptidase-4 inhibitors in type 2 diabetes: meta-analysis.

Park HPark CKim YRascati KL.

Source: Health Outcomes and Pharmacy Practice Division, College of Pharmacy, The University of Texas, Austin, TX, USA.

Đặt vấn đề:

Cập nhật các dữ liệu mới để đánh giá các thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ)

Mục tiêu:

Đánh giá hiệu quả và an toàn của các thuốc ức chế DPP-4, bao gồm sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin và linagliptin, trong bệnh ĐTĐ type 2.

Phương pháp:

Chúng tôi tiến hành tìm kiếm trên MEDLINE các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCTs) về các thuốc ức chế DPP-4 trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2 đến tháng 11/ 2011, bằng cách sử dụng các thuật ngữ chính sitagliptin, Saxagliptin, vildagliptin và linagliptin. Chúng tôi cũng tìm kiếm các nghiên cứu đã hoàn tất nhưng chưa được công bố tại các trang web có liên quan. Chọn các RCT có các tiêu chí sau để phân tích: (1) So sánh thuốc ức chế DPP-4 với giả dược hoặc một trong các thuốc trị ĐTĐ khác (2) có thời gian nghiên cứu 12 tuần hoặc hơn (3) có đánh giá kết cục (outcome) hiệu quả và tính an toàn của thuốc và (4) được xuất bản bằng tiếng Anh.

Kết quả:

Đánh giá 62 bài viết, thuốc ức chế DPP-4 làm giảm đáng kể HbA1C so với giả dược (sự khác biệt trung bình trọng số (WMD)= -0.76% (KTC 95%: -0.83 đến -0.68 95%); tuy nhiên có sự  không đồng nhất đáng kể giữa các NC với I(2) = 82%. Loại trừ các NC của Nhật Bản (n = 7) thì tính không đồng nhất giữa các NC có giảm (I [2] = 59%). Trong các RCTs không NC trên người Nhật (n = 55), thuốc ức chế DPP-4 làm giảm HbA1c với WMD -0,65% (KTC 95% -0.71 đến -0.60), tuy nhiên có nguy cơ hạ đường huyết với tỉ số odds= 1.30 (KTC 95%: 1,00-1,68) so với giả dược. Đối với 7 RCTs  được nghiên cứu tại Nhật, cho thấy mức giảm HbA1c nhiều hơn với WMD -1,67% 9KTC 95%: -1.89 đến -1.44) và không có nguy cơ hạ đường huyết (OR 1.41, KTC 95%: 0,51-3,88) khi so sánh thuốc ức chế DPP-4 với giả dược.Trong số 17 nghiên cứu so sánh thuốc ức chế DPP-4 với thuốc trị ĐTĐ khác, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ giảm HbA1c (WMD 0,04%; KTC 95%: -0.09 đến 0,16) hoặc nguy cơ hạ đường huyết (OR 0.60, KTC 95%: 0,22-1,61). Không có sự khác biệt về tác dụng bất lợi nghiêm trọng giữa thuốc ức chế DPP-4 và giả dược, tuy nhiên tác dụng bất lợi của thuốc ức chế DPP-4 thấp hơn so với các thuốc trị ĐTĐ khác. 

Kết luận:

Thuốc ức chế DPP-4 có tác dụng làm giảm HbA1c và an toàn khi so sánh với giả dược, tuy tác dụng giảm HbA 1c không khác với các thuốc trị ĐTĐ khác. Có sự khác biệt về hiệu quả và tính an toàn giữa bệnh nhân người Nhật và BN không phải người Nhật.

Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)