Hiệu quả của thông khí-ép ngực với tỷ lệ 15 và 215 với một cấp cứu viên mô phỏng trong hồi sức nhi khoa

Resuscitation. 2002 Sep;54(3):259-64.

Effectiveness of ventilation-compression ratios 1:5 and 2:15 in simulated single rescuer paediatric resuscitation

Dorph E, Wik L, Steen PA.
Norwegian Air Ambulance, N-1441,Drøbak,Norway. elizabeth@nakos.org

 

Hướng dẫn hiện hành để hồi sức tim phổi cơ bản (HSTPCB) ở trẻ em đề nghị một tỷ lệ thông khí- ép ngực là 1/5 trong hồi sức trẻ em so với tỉ lệ 2/15 cho người lớn, dựa trên sự đồng thuận rằng thông khí là quan trọng hơn ở trẻ em hơn ở người lớn trong HSTPCB. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng tỷ lệ  thông khí- ép ngực 2/15 sẽ cung cấp cùng một thể tích thở ra mỗi phút (minute ventilation) như tỉ lệ 1/5 với 1 cấp cứu viên trong HSTPCB ở trẻ em và giảm được thời gian cần thiết để thay đổi giữa thong khí và ép ngực. 14 cấp cứu viên “không chuyên” đã được tập huấn với cả 2 phương pháp và sau đó thực hiện HSTPCB khoảng 4 phút cho mỗi phương pháp theo thứ tự ngẫu nhiên trên một mô hình có kích thước như trẻ em và có lắp đặt monitor theo dõi mức thông khí. Chất lượng của ép ngực đã được đánh giá bằng cách đo tốc độ, độ sâu và vị trí. Không có khác biệt đáng kể về thể tích khí lưu thong (tidal volume) hoặc thể tích khí thở ra/ 1 phút giữa 2 phương pháp. Độ sâu và vị trí ép ngực đều ở trong giới hạn chấp nhận được cho cả hai phương pháp, nhưng tần số ép ngực kiểu 2/15 lớn hơn là 48 ±15%.

 

Kết luận: Không có sự khác biệt về thông khí, tuy nhiên thời gian ép ngực dài hơn khoảng gấp rưỡi với tỉ lệ 2/15 so với tỉ lệ 1/5 trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn với 1 cấp cứu viên.. Để đơn giản hóa việc đào tạo cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn cho người không chuyên, chúng tôi đề nghị tỷ lệ thông khí-ép ngực 2/15 cho cả 2 kiểu cấp cứu 1 hoặc 2 người trong hồi sức ngưng hô hấp tuần hoàn ở trẻ em.

Người dịch: BS Rạng – BVĐKTTAG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)