Dùng các phương pháp vật lý, thuốc giả dược hoặc không điều trị sốt ở trẻ em.

Physical methods versus drug placebo or no treatment for managing fever in children.

Author: Meremikwu, Martin MOyo-Ita, Angela

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2009.

Vấn đề: Các nhân viên y tế khuyên rằng nên tắm, lau mát và dùng một số phương pháp vật lý khác để điều trị sốt ở trẻ em để tránh sốt cao co giật. Chúng ta biết như thế nào về lợi ích của các phương pháp vật lý này và so sánh với cách sử dụng thuốc thông thường. 

Mục tiêu: Đánh giá những lợi ích và tác hại của phương pháp hạ nhiệt vật lý để điều trị sốt ở trẻ em. 

Chiến lược nghiên cứu: Thông tin được tra cứu từ thư viện Cochrane( số phát hành T3/2005) , MEDLINE (1966 đến T 10/2005), EMBASE (1988 đến T 10/2005), LILACS (T 10/2005), CINAHL (1982 đến T10/2005), trích dẫn khoa học (1981 đến T10/2005), mục tham khảo của các bài báo. Liên hệ  các chuyên gia thuộc lĩnh vực này.

Tiêu chí lựa chọn: Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và các nghiên cứu bán thực nghiệm so sánh việc dùng các phương pháp vật lí, dùng giả dược hoặc không can thiệp điều trị ở trẻ được cho là sốt nhiễm trùng. Chúng tôi cũng chọn các nghiên cứu mà trẻ ở cả hai nhóm được dùng thuốc hạ sốt.

Phân tích và thu thập dữ liệu: Hai tác giả dộc lập trong việc đánh giá chất lượng nghiên cứu có phương pháp. Một tác giả rút ra dữ liệu và tác giả còn lại kiểm tra độ chính xác của dữ liệu. Các kết quả dược thể hiện như tỉ số nguy cơ với độ tin cậy 95% cho các biến nhị phân, sự khác biệt trung bình cho biến số liên tục

Kết quả chính: Có 7 nghiên cứu gồm 467 người tham gia,,đáp ứng được tiêu chí chọn vào. Một nhóm nghiên cứu nhỏ thứ nhất (n=30): so sánh phương pháp vật lý với dùng giả dược, kết quả cho thấy không thấy sự khác biệt về tỷ lệ trẻ hết sốt trong một giờ điều trị giữa 2 nhóm.  Ở 2 nghiên cứu khác: khi tất cả trẻ ở 2 nhóm đều được cho thuốc hạ sốt, thì nhóm trẻ dùng kèm theo phương pháp vật lý có tỉ lệ trẻ hết sốt trong vòng 1 giờ cao hơn (n = 125; RR 11.76; KTC 95% 3.39-40.79). Ở nhóm nghiên cứu  thứ 3(n=130), chỉ báo cáo sự  thay đổi nhiệt độ trung bình, không phát hiện sự khác biệt gì. Những tác dụng phụ nhẹ (rét run, nổi gai ốc)  thấy phổ biến ở nhóm dùng phương pháp vật lý (3 nghiên cứu ; RR 5.09; KTC 95% 1.56-16.60).

Kết luận của tác giả: Một số ít nghiên cứu đã chứng minh ‘lau ấm’ giúp làm giảm sốt ở trẻ

Người dịch: BS Nam Phương, Khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)