Dị ứng và sốc phản vệ

 

A. BẠN CẦN BIẾT

Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị báo động khi tiếp xúc với một số chất trong môi trường. Thông thường đa phần chúng vô hại. Tuy vậy, một số người có cơ địa nhạy cảm lại dễ phản ứng với chúng, các chất này gọi là dị nguyên.

Sốc phản vệ là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong nhanh chóng từ một vài phút đến một vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Dị nguyên có thể là:

– Cây độc; Ngòi ong; Dược phẩm (tiêm hoặc uống); Phấn hoa; Lông của động vật

– Các loại hạt; Bụi; Nhựa cao su

– Các loại tôm, cua, sò, hến; Nấm và mốc

– Nước bọt của động vật

◊ Thức ăn: lạc( đậu phộng), hạt cây ( hạt điều, hạnh nhân…), trứng, sữa bò, đậu tương, vừng (mè), động vật có vỏ kitin (cua, tôm).

◊ Thuốc: thuốc gây tê, kháng sinh, kháng huyết thanh, vaccine..

◊ Hợp chất tự nhiên có trong phân tử lớn: nhựa cao su.

◊ Vết côn trùng cắn, đốt/ chích.

Hầu hết phản ứng dị ứng từ nhẹ đến trung bình với các biểu hiện:

◊ Nổi mề đay tại chổ đến toàn thân kèm theo ngứa.

◊ Phù nề mi mắt, kết mạc, chảy nước mũi, hắt hơi.

◊ Đau quặn bụng kèm theo nôn.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn:

◊ Phù nề vùng mặt cổ, họng miệng, có tiếng thở khò khè, ho dai dẳng.

◊ Nói khó hoặc khàn tiếng.

◊ cảm giác choáng váng, mất cân bằng.

◊ Trẻ em: da nhợt nhạt hoặc đột ngột mệt lả đi.

1. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm hai tổn thương, gây tử vong nhanh chóng:

○ Phù nề đường dẫn khí gây ngạt thở

○ Giãn mạch tụt huyết áp gây sốc (gọi là sốc phản vệ).

2. Hết sức chú ý ở những người có bệnh hen phế quản, bệnh lý dị ứng từ trước. Nhóm người này rất dễ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng

B. BẠN CẦN LÀM

1. Nếu mày đay nhẹ, khu trú tại một vùng cơ thể, chúng có thể biến mất mà không cần xử trí gì. Rửa sạch vùng tiếp xúc bằng và xà phòng, sử dụng thuốc kháng histamin bôi tại chổ làm dịu da giảm ngứa.

2. Nếu mày day xuất hiện toàn thân và ngứa, bạn không nên tắm nước nóng vì nước nóng sẽ kích thích giãn mạch tăng tiết histamin làm tăng triệu chứng bệnh. Lúc này bạn cần dùng thuốc chống dị ứng đường uống.

3. Cởi bớt quần áo, tránh mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng tại chỗ.

4. Nếu có bất kể MỘT triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, để người bệnh vào tư thế an toàn. Khi có dấu hiệu sốc: ù ấm, nằm đầu thấp, gác chân lên cao, quay đầu về một phía tránh nôn sặc.

5. Trấn an người bệnh, tránh làm họ kích động, sợ hãi sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm lên.

6. gọi hổ trợ y tế khẩn cấp và làm theo chỉ dẫn.

C. NÊN VÀ KHÔNG NÊN

◊ Phản ứng phản vệ nghiêm trọng (bao gồm sốc phản vệ), thuốc cần sử dụng là adrenalin và corticoid. Vậy nên bạn cần đến viện càng sớm càng tốt nếu bạn thấy lo lắng hay có bất cứ MỘT dấu hiệu nào của phản ứng nghiêm trọng.

◊ Ở một số nước phát triển, người bệnh có cơ địa dị ứng được biết từ trước có thể được trang bị bút tiêm adrenalin định liều sẵn để dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

◊ Khi có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, không uống nước hay bất cứ thứ gì vì có nguy cơ nôn sặc vào phổi. Lúc này cần bình tỉnh nới rộng quần áo, cho người bệnh nằm tư thế an toàn rồi đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

◊ Khi bị côn trùng cắn, đốt/ chích, cần theo dõi các triệu chứng dị ứng, ngay cả với tiếp xúc với nọc độc lần đầu.

◊ Nếu hít/ ngửi phải chất gây dị ứng: phấn hoa, bụi nhà. Có thể rửa mũi bằng cách bơm nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày sẽ làm giảm bớt triệu chứng hắt hơi sổ mũi khó chịu.

Khoa Cấp cứu

Ths. Bs. Trần Văn Lời

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)