Đánh giá chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay ( abi ) ở bệnh nhân đtđ type 2

Phạm Chí Hiền; Lê Phi Thanh Quyên; Huỳnh Thị Huyền Trang; Đỗ Minh Thái

TÓM TẮT 

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ BMMNBCD và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐ) bằng cách đo

chỉ số huyết áp cổ chân -cánh tay (chỉ số ABI).

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nhóm bệnh ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Tiền sử bệnh mạch vành, BMMNBCD, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Đường huyết đói,

HbA1C. Đo huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay Giá trị ABI ≤ 0,9 được xem là có bệnh.

Kết quả:  Đối tượng nghiên cứu là 216 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tuổi trung bình 63,24±10,7 có chỉ số ABI < 0,9 là 58 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,9%. Trong đó có 95 nam (44%), nữ 121 (56%); thời gian mắc bệnh 9,66 ± 4,245 (Max = 24, Min = 1); đau cách hồi 13 (6%); tê bì tay chân 120 (55,6%); có THA có 205 bệnh nhân (94,9%) và không THA 11 (5,1%).

Kết luận: Tỉ lệ BMMNBCD trong nghiên cứu là 26,9%. Không có mối liên quan với các yếu tố nguy cơ thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tuổi, tăng đường máu, hút thuốc lá, bệnh mạch vành và THA với ABI.

ABSTRACT 

EVALUATING THE ANKLE BRACHIAL INDEX (ABI) IN TYPE 2 DIABETIC

PATIENTS OF AN GIANG GENERAL HOSPITAL

Objectives:The present study was undertaken to estimate the prevalence of peripheral arterial

disease in type 2 diabetic patients, using the ankle brachial index (ABI) and to determine the risk factorsof lower extremity PAD.

Methods: This cross-sectional study involved type 2 diabetic patients admitted to ankle-brachial index measurements. History of cardiovascular, cerebrovascular, and PAD were

collected. Plasma glucose, HbA1C, lipid profile were measured. Ankle Brachial Index. An

ABI value ≤ 0.9 was taken as PAD.

Results: The study subjects were 216 Type 2 diabetic patients The average age 63,24 ± 10,7

with an ABI score <0.9 with 58 patients accounting for 26.9%. Of which 95 males (44%), females 121 (56%); duration of illness was 9.66 ± 4.245 (Max = 24, min = 1); pain in 13 (6%); numbness of the limbs 120 (55.6%); There were 205 hypertensive patients (94.9%) and 11 hypertensive patients (5.1%).

Conclusion: The PAD ratio in the study was 26.9%. There was no association with risk factors for duration of diabetes, age, hyperglycemia, smoking, cardiovascular and hypertension

with ABI.

ĐẶT VẤN ĐỀ 

ĐTĐ là một bệnh chuyển hóa mạn tính có liên quan với nhiều bệnh lý khác, một căn bệnh được ghi nhận ngày càng gia tăng về số lượng và càng trẻ hóa. ĐTĐ là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch cao, gây vữa xơ động mạch (VXĐM) hiện nay đang là mối quan tâm của toàn cầu bởi tỷ lệ ngày càng tăng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và đứng đầu là biến chứng về tim mạch. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm có thể cải thiện tiênlượng bệnh.  Trong các phương pháp phát hiện BMMNBCD, đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay ABI (Ankle Brachial pressure Index) là phương pháp đơn giản hiện đại, không xâm lấn, dễ thực hiện, có thể sử dụng cho quần thể lớn có nguy cơ cao. Giá trị ABI < 0,9 có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 95%, giá trị dự báo dương tính 85%, độ chính xác chung 90% trong trường hợp VXĐM, giúp cho phát hiện sớm, chính xác các tổn thương của hệ động mạch chi dưới cũng như theo dõi tiến triển của bệnh [1],[2],[5],[10],[13]. Chúng tôi nghiên cứu với mục tiêu sau:

  1. Xác định tỷ lệ chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
  2. Xác định mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay và yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.

 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Đối tượng là bệnh nhân ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) 2011 đã được chẩn đoán và điều trị tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang từ tháng 01/2017 đến tháng 9/2017.

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đo huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay bằng máy dao động ký mạch máu VP 1000 PLUS. Model: BP – 203 RPE III; OMORON/ NHẬT BẢN.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

Đối tượng nghiên cứu là 216 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tuổi trung bình 63,24±10,7 có chỉ số ABI < 0,9 là 58 chiếm tỷ lệ 26,9%. Trong đó có 95 nam (44%), nữ 121 (56%); thời gian mắc bệnh 9,66 ± 4,245 (Max = 24, Min = 1); đau cách hồi 13 (6%); tê bì tay chân 120 (55,6%); có THA có 205 bệnh nhân (94,9%) và không THA 11 (5,1%).

2.1. Đặc điểm chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở nhóm nghiên cứu

Bảng 1. So sánh ABI chân trái – chân phải

BI X ± SD p
Chân trái 1,09±0,22 0,045
Chân phải 1,07±0,23

Bảng 2. So sánh ABI giữa nam và nữ

Giới n X ± SD p
Nam 95 0,98±0,18 0,61
Nữ 121 0,97±0,2

Bảng 3. ABI ở các nhóm tuổi

Nhóm tuổi n X ± SD p
40 – 49 18 0,98±0,14 0,765
50 – 59 60 0,99±0,18
60 – 69 88 0,97±0,16
≥ 70 50 0,95±0,27
Tổng 216 0,97±0,19

2.2. Mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 4. Liên quan giữa tuổi, giới với ABI

ABI

 

Tuổi, giới

< 0,9 0,9 – 1,09 ≥ 1,10 p
n % n % n %
Tuổi 40 – 49 3 16,7 12 66,7 3 16,7 0,168
50 – 59 14 23,3 25 41,7 21 35
60 – 69 24 27,3 45 51,1 19 21,6
≥ 70 18 36 18 36 14 28
Giới Nam 23 24,2 44 46,3 28 29,5 0,546
Nữ 36 29,8 56 46,3 29 24

Bảng 5. Liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh (TGPHĐTĐ) với ABI

ABI

 

TGPHĐTĐ

< 0,9 1,00 – 1,09 ≥ 1,10 p
n % n % n %
> 5 năm 51 29 79 44,9 46 26,1 0,498
≤ 5 năm 8 20 21 52,5 11 27,5

Bảng 6. Liên quan giữa THA, bệnh mạch vành, hút thuốc lá với ABI

 

ABI

THA

Bệnh mạch vành

Hút thuốc lá

<0,9 0,9 – 1,09 ≥ 1,10 p
n % n % n %
 

THA

57 27,8 92 44,9 56 27,3 0,204
Không 2 18,2 8 72,7 1 9,1
Bệnh mạch vành 39 27,7 66 46,8 36 25,5 0,932
Không 20 26,7 34 45,3 21 28
Hút thuốc lá 10 20,8 23 47,9 15 31,2 0,464
Không 49 29,2 77 45,8 42 25

Bảng 7. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1c với ABI

 

ABI

Thông số, mức độ

< 0,9 0,9 – 1,09 ≥ 1,10 P
n % n % n %
Glucose máu

(mmol/l)

Kém 48 30,6 73 46,5 36 22,9 0,236
Trung bình 5 14,7 16 47,1 13 38,2
Tốt 6 24 11 44 8 32
HbA1C

(%)

Kém 44 31 67 47,2 31 21,8 0,19
Trung bình 9 22,5 16 40 15 37,5
Tốt 6 17,6 17 50 11 32,4

BÀN LUẬN 

Về tỷ lệ mắc bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới

Với 216 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đế khám tại khoa Khám bệnh bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, có 58 bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới,chiếm tì lệ 26,9%Kết quả trên cao hơn so với 3 tác giả, Trần Bảo Nghi (22,8%)[6], Lê Hoàng Bảo (23,5%)[1] và Nguyễn Thị Bích Đào 19,2% [3] do sự khác biệt về cách chọn bệnh, cỡ mẫu và tiêu chí chẩn đoán và yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Hơn nữa, điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến suất hiện mắc của BMMNBCD trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, con số 26,9% so với 19,2%, 22,8% và 23,5% cho thấy sự khác biệt không nhiều.

Về tuổi và giới

– Tuổi: Qua nghiên cứu 216 bệnh nhân ĐTĐ type 2 chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi 60 – 69 chiếm 40,7%. Kết quả của chúng tôi tương tự một số tác giả về độ tuổi gặp nhiều nhất tuổi trung bình là 67,04 ± 3,5. Một số nghiên cứu khác của Lê Hoàng Bảo, Đào Thị Dừa cũng cho kết quả tương tự [1], [2]

Giới tính: Đa số các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về tỷ lệ giới tính mắc bệnh ĐTĐ type 2 do đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân bố giới tính trong bệnh lý ĐTĐ type 2 như yếu tố địa dư, dân tộc, điều kiện sống… Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có điểm chung là sự khác biệt giữa giới tính và bệnh ĐTĐ không có ý nghĩa thống kê. Như vậy với các thiết kế nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau thì các kết quả về tỷ lệ bệnh theo giới có sự khác nhau.[11],[12],[14]

Chỉ số ABI bên trái và ABI bên phải

Qua khảo sát và tính ABI, chúng tôi thu được kết quả giá trị trung bình ABI bên trái và ABI bên phải là 1,09 ± 0,22 và 1,07±0,23 không có sự khác biệt về chỉ số ABI giữa chân trái và chân phải. Tất nhiên là giá trị trung bình ABI giữa hai giới nam và nữ không có sự khác biệt. Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu khác trong nước. Theo Cristop Robert là 0,9-1,1. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước [2],[6],[13].

Chỉ số ABI phân bố theo các nhóm tuổi

Trong nghiên cứu chúng tôi phân số bệnh nhân ĐTĐ ra làm 4 nhóm tuổi. Nhóm bệnh nhân 40 – 49 tuổi giá trị ABI trung bình là 0,98 ± 0,14; nhóm tuổi 50 – 59 ABI trung bình là 0,99 ± 0,18; nhóm tuổi 60 – 69 giá trị ABI trung bình là 0,97 ± 0,16 và nhóm tuổi trên 70 giá trị ABI trung bình là 0,95 ± 0,27. Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy khi tuổi càng cao thì ABI có xu hướng giảm đi song sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Theo Đoàn Văn Đệ và CS sự nghiên cứu trên 47 bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân cho thấy giá trị trung bình ABI ở các nhóm tuổi dưới 50; 50 – 59; 60 – 69; > 70 lần lượt là 0,94 ± 0,07; 0,74 ± 0,38; 0,66 ± 0,45; 0,55 ± 0,45; với p < 0,05 [4],[9].

Mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm nghiên cứu

Liên quan giữa tuổi, giới với ABI

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chỉ ra được sự khác biệt về tuổi với BMMNBCD theo chỉ số ABI cho thấy tuổi mắc ĐTĐ càng cao thì chỉ số ABI càng thấp tức là nguy cơ tổn thương động mạch lớn chi dưới càng lớn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Đối chiếu với nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo, Trần Bảo Nghi cho thấy nhóm đối tượng tuổi càng cao thì tỉ lệ tổn thương động mạch lớn chi dưới càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với cả tổn thuơng thần kinh và mạch máu ngoại vi (p < 0,05) [1],[6]. Nghiên cứu của Đoàn Văn Đệ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng bàn chân cho thấy tuổi càng cao ABI trung bình càng thấp với p < 0,05 [8]. Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy giới nam có tỷ lệ ABI < 0,9 cao hơn giới nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận không có mối liên quan giữa ABI với giới ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ với ABI

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng cao, tỷ lệ biến chứng khác trong đó có mạch máu càng nhiều. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm có thời gian phát hiện ĐTĐ trên 5 năm thì tỷ lệ ABI < 0,9 lại thấp hơn nhóm có thời gian phát hiện ĐTĐ dưới 5 năm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có thể do đối tượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm là chủ yếu. Có nhiều nghiên cứu trong nước như Đào Thị Dừa, Đoàn Văn Đệ và nghiên cứu nước ngoài đều nhận định thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng lâu thì chỉ số ABI càng thấp tức là nguy cơ tổn thương động mạch chi dưới càng cao[2],[4].

Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành và hút thuốc lá với ABI

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có mối liên quan giữa tăng huyết áp và ABI. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân điều trị ngoại trú mặc dù tỷ lệ tăng huyết áp cao song đã được kiểm soát ổn định hơn, thường ít có các biến chứng kèm theo còn các đối tượng nghiên cứu trên là những bệnh nhân nội trú thường có triệu chứng nặng mới nhập viện. Kết quả nghiên cứu của Trần Bảo Nghi cho thấy rằng THA có mối liên quan với bệnh ĐMNBCD có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.[6]. Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo cho thấy ở những bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng mạch vành có tỷ lệ BMMNBCD càng thấp) với p < 0,05 [1]. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Raphael Monterio và cộng sự khi đánh giá riêng về ảnh hưởng của tăng huyết áp với tổn thương động mạch lớn chi dưới qua chỉ số ABI trên bệnh nhân ĐTĐ cho thấy tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch chi dưới với p = 0,015 [13].Lê Hoàng Bảo nghiên cứu cũng cho thấy ở những bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp thì chỉ số ABI càng thấp tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [1].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ có hút thuốc lá tỷ lệ thiếu máu chi dưới (ABI < 0,9) cao hơn nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá. Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự nghiên cứu Trần Bảo Nghi, Longstreth W T và cộng sự cũng không chỉ ra mối liên quan giữa hút thuốc lá và tổn thương động mạch lớn chi dưới qua chỉ số ABI trên bệnh nhân ĐTĐ (p = 0,113), nhưng không thể kết luận không có sự liên quan giữa chúng vì số bệnh nhân hút thuốc lá của chúng tôi còn ít [6].

Hút thuốc lá đã được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch từ lâu. Thật ra, mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh ĐMNBCD có thể còn mạnh hơn cả mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh mạch vành.

Liên quan giữa kiểm soát Glucose máu lúc đói và HbA1c với ABI

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chỉ ra mối liên quan giữa glucose máu lúc đói với ABI (p > 0,05). Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của tác giả Yauxui Xu, kết quả cho thấy những bệnh nhân kiểm soát đường máu tốt hơn thì chỉ số ABI càng cao tức là ít mắc BĐMCD (p < 0,05) [14]. Sự khác biệt này có thể do bệnh nhân điều trị ngoại trú kiểm soát tốt đường huyết.

KẾT LUẬN 

– Tỉ lệ BMMNBCD ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay ( ABI ) <0,9 là 26,9%.

Nhóm bệnh nhân có tê bì tay chân có liên quan với chỉ số ABI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,04.

– Không có sự liên quan ABI với một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, hút thuốc lá, glucose, bệnh mạch vành và THA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích Đào (2012),Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 xác định bằng chỉ số cổ chân – cánh tay ABI và các yếu tố có liên quan, Tạp chí nội tiết ĐTĐ, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị nội tiết và ĐTĐ toàn quốc lần thứ VI, số 7. tr. 507 – 513.
  2. Đào Thị Dừa, Hoàng Thị Lan Hương (2011), Khảo sát tổn thương động mạch 2 chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ bằng chỉ số áp lực cổ chân cánh tay ABI, Tạp chí Nội tiết ĐTĐ, số 4. tr. 15 – 23.
  3. Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Bích Liên (2014). Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay ( chỉ số ABI ) ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản của số 1, 2014.
  4. Trần Đức Hùng, Đoàn Văn Đệ, và CS (2010), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động mạch chi dưới tại bệnh viện 103, Tạp chí y học Việt Nam. tr. 8 – 12.
  5. Nguyễn Thị Nhạn (2012), ―Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, Tạp chí nội tiết – ĐTĐ, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị nội tiết và ĐTĐ toàn quốc lần thứ VI,, số 7. tr. 69 – 85.
  6. Trần Bảo Nghi, HồThượng Dũng(2011). Giá trị chẩn đoán của chỉ số ABI và các yếu tố nguy cơ trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ. Y Học TP. HồChí Minh, tập 15, phụ bản của số 1, 2011.
  7. Cecileclairotte MD, Sylvieretout PHD, Louispotier MD (2009), ―Automated Ankle-Brachial Pressure Index measurement by clinical staff for peripheral arterial disease diagnosis in nondiabetic and diabetic patients‖, Diabetes Care, Vol. 32 (No. 5). pp. 1231 – 1236.
  8. Fonarow GC, Grundy SM, et al (2009), ―Practical aproaches to managing hypertension: reducing gobal cardiovascular risk hpertension‖, Am J Cardiol, Vol. 110. pp. 61 – 81.
  9. Ahmet K Bozkurt, Liker Tasci, et al (2011), ―Peripheral artery disease assessed by ankle – brachial index in patients with established cardiovascular disease or at least one risk factor for athrothrombosis – careful sdudy: A national, multi-center, cross-sectional observational study, BMC Cardiovascular Disorders, Vol. 8 (No. 5). pp. 1 – 10.
  10. Cecileclairotte MD, Sylvieretout PHD, Louispotier MD (2009), ―Automated Ankle-Brachial Pressure Index measurement by clinical staff for peripheral arterial disease diagnosis in nondiabetic and diabetic patients, Diabetes Care, Vol. 32 (No. 5). pp. 1231 – 1236.
  11. Kravos A, Andk Bubni C-sotosek (2009), ―Ankle–Brachial Index screening for peripheral artery disease in asymptomatic patients between 50 and 70 years of age, The Journal of International Medical Research, Vol. 37 (No. 5). pp. 1611 – 1619.
  12. Mark A Espeland, Judith G Regensteiner, Sarah A Jaramillo, et all (2008), ―Measurement characteristics of the ankle-brachial index: result from the action for health in diabetes study‖, vascular Medicine, Vol. 13 (No. 5). pp. 225- 233.
  13. Raphael Monterio, Renata Marto, and Mario Fritsch Neves (2012), ―Risk factor related to low ankle-brachial index measured by traditional and modified definition in hypertensive elderly patients, International Journal of Hypertension, Vol. 13 (No. 6). pp. 1 – 7.
  14. Yuanxi Xu, Jue Li, Yingyi Luo, et al (2008), ―The Association between Ankle-Brachial Index and Cardiovascular or All-Cause Mortality in Metabolic Syndrome of Elderly Chinese, Original Article, Vol. 45 (No. 7). pp. 613 – 619.
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)