Các thuốc chống ói làm giảm ói mửa ở trẻ em và thanh thiếu niên bị viêm dạ dày ruột

Cochrane Database Syst Rev. 2011 Sep 7;9:CD005506.

Fedorowicz ZJagannath VACarter B.

Source: UKCC (BahrainBranch), Ministry ofHealth,Bahrain,Box 25438,Awali,Bahrain.

Đặt vấn đề: Ói mửa là một biểu hiện thường gặp của viêm dạ dày ruột (VDDR) cấp tính ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu triệu chứng ói mửa không được điều trị sẽ làm cản trở trong việc bù dịch bằng đường uống, cơ bản trong điều trị VDDR cấp tính. Cần có chứng cứ về tính an toàn và hiệu quả của thuốc chống ói trong điều trị VDDR ở trẻ em.

Mục tiêu: Để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc chống ói trên triệu chứng ói mửa ở trẻ em bị VDDR

Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm kiếm các thử nghiệm đăng ký liên quan đến tiêu hóa và bệnh tuyến tụy trong thư viện Cochrane, dựa vào tài liệu tham khảo trong các dữ liệu vi tính, trong các tạp chí hoặc các tài liệu tóm tắt của hội nghị. Tài liệu được cập nhật đến 20/7/2010.

Tiêu chí lựa chọn: Các RCTs có so sánh giữa thuốc chống ói với giả dược hoặc không điều trị, ở trẻ em dưới 18 tuổi, bị VDDR có ói.

Thu thập và phân tích: Hai tác giả độc lập đánh giá chất lượng thử nghiệm và trích xuất dữ liệu.

Kết quả chính: Tổng hợp gồm 7 thử nghiệm với 1.020 người tham gia. Thời gian cầm ói trung bình là 0,34 ngày ít hơn khi so sánh dimenhydrinate tọa dược so với giả dược (giá trị P = 0,036). Số liệu tổng hợp từ 3 nghiên cứu so sánh ondansetron uống với giả dược cho thấy: giảm tỉ lệ nhập viện tức thời là (RR 0,40, NNT 17, KTC 95%: 10- 100), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhập viện 72 giờ sau khi xuất viện từ khoa Cấp cứu, giảm tỷ lệ truyền dịch trong thời gian điều trị ở khoa cấp cứu  (RR 0,41, NNT 5, KTC 95%: 4-8), và theo dõi trong vòng 72 giờ sau khi xuất viện từ khoa cấp cứu ( RR 0,57, NNT 6, KTC 95%: 4-13) và tăng tỷ lệ bệnh nhân được cầm ói (RR 1,34, NNT 5, KTC 95%: 3-7). Không có sự khác biệt đáng kể về các tác dụng phụ, mặc dù tiêu chảy đã được báo cáo như là một tác dụng phụ của ondansetron (4/5 nghiên cứu). Trong một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cầm ói trong vòng 24 giờ là 58% với ondansetron TM, 17% với giả dược và  33% với metoclopramide (giá trị P = 0,039).

Kết luận của tác giả: Ondansetron uống làm tăng tỷ lệ bệnh nhân được  cầm ói, giảm số lượng cần bù nước qua đường tĩnh mạch và giảm tỉ lệ nhập viện tức thời. Ondansetron và metoclopramide tĩnh mạch làm giảm số đợt ói mửa và tỉ lệ nhập viện. Dimenhydrinate dạng tọa dược làm giảm thời gian nôn ói.

Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)